Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Tôi bị tiểu đường nhưng đang mang thai thì nên ăn uống thế nào?

Tôi bị tiểu đường type 2, đang mang thai tuần thứ 10. Tôi nên có chế độ ăn uống như thế nào để vừa dưỡng thai, vừa ổn định đường huyết?
Thưa bác sĩ,

Tôi bị tiểu đường type 2, đang mang thai tuần thứ 10. Đường huyết đang ở mức bình thường. Xin hỏi bác sĩ về chế độ ăn uống để dưỡng thai, tôi có thể uống loại sữa nào tốt cho thai nhi mà không bị tăng đường huyết? Hiện nay tôi đang uống sữa tươi không đường. (Thanh Thảo - trthanhthao…@yahoo.com)

Mến chào bạn Thanh Thảo,


Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bình thường đã quan trọng rồi, còn dinh dưỡng cho bà bầu có kèm theo bệnh lý tiểu đường càng quang trọng hơn, vừa đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi vừa hạn chế tăng đường huyết là việc hết sức khó khăn.


Chế độ dinh dưỡng không chỉ là yếu tố quan trọng mà còn là yếu tố tham gia vào điều trị bệnh tiểu đường. Trước tiên bạn cần hiểu rằng sữa dành cho người tiểu đường không phải dùng để uống thêm, mà chủ yếu là để thay thể cho bữa ăn chính, nếu bạn bị nghén nhiều không ăn uống được thì mới uống thêm, không thể kết hợp vừa ăn vừa uống sữa.


Chế độ ăn uống để dưỡng thai không có gì đặc biệt (chủ yếu là giữ đường huyết tốt), bạn cần cân bằng đủ 4 nhóm thức ăn (tinh bột, đạm, chất béo và chất xơ). Nên chia nhiều bữa nhỏ, hạn chế thức ăn ngọt có nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt…


Chế độ ăn cho bà bầu tiểu đường có thể 2 - 3 phần đạm, 3 phần các sản phẩm sữa, 3 - 5 phần rau, 2 - 4 phần trái cây tươi.

Tốt nhất, bạn cần được theo dõi bởi BS sản khoa và BS nội tiết, tùy theo thể trạng, đường huyết, mỡ trong máu…của bạn, BS sẽ có lời khuyên về chế độ ăn uống thích hợp cho thai nhi và giúp ổn định đường huyết.

Thân mến!

TS.BS Lê Tuyết Hoa
 

AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.


Chương trình được tài trợ bởi nhãn hàng NattoEnzym.


Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/toi-bi-tieu-duong-nhung-dang-mang-thai-thi-nen-an-uong-the-nao-n173465.html)

Tin cùng nội dung

  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY