Tâm sự hôm nay

Tôi sống tốt mà sao chịu nhiều đau khổ

Tôi là nữ, 38 tuổi, chỉ tốt nghiệp trung học, hiện tại thất nghiệp, sinh ra trong gia đình nghèo và đông con.

Giờ gia đình tôi ổn về mặt vật chất, không thiếu ăn thiếu mặc. Tôi trải qua tuổi thơ vui vẻ, là đứa con ngoan. Từ khi tôi vào trung học, chẳng hiểu sao mẹ hằn học và chửi mắng đủ điều, dù thời điểm đó tôi chỉ lo học hành, không yêu đương gì để khiến gia đình phải xấu hổ. Tôi luôn cảm thấy bức xúc vì những trận đòn vô cớ của mẹ và lúc nào bà cũng đổ lỗi cho tôi nếu tôi có bị gì.

Chính vì thế, sau này tôi khó khăn trong giao tiếp, mặt mũi lúc nào cũng đăm chiêu. Hơn nữa, những người tôi xem là bạn thân cũng chẳng hề quan tâm lắm đến cảm xúc của mình khi gặp vấn đề trong gia đình. Hiện tại tôi không còn người bạn nào, đã chủ động cắt đứt quan hệ với họ. Ngày đó, tôi cũng vào được đại học nhưng mẹ xem như đấy là gánh nặng. Khủng khiếp hơn, tôi lại gặp rắc rối trong trường học và tập thể lớp đã cô lập, gây áp lực, khiến tôi phải nghỉ học nửa chừng. Khi đi làm cũng chẳng khá hơn, tôi phải chuyển nơi làm rất nhiều lần.

Trong thâm tâm, tôi rất hận mẹ vì những lời mắng chửi khiến cuộc sống tôi tồi tệ hơn. Sau đó, cơ thể tôi mệt mỏi kéo dài, đi khám bác sĩ chẩn đoán bị rối loạn lưỡng cực và phải uống thuốc mỗi ngày. Có một dạo tôi bị gọi là thần kinh, khùng. Hiện tại, tôi không có việc làm và sống phụ thuộc gia đình. Tôi cảm thấy số tiền nhận được ít ỏi từ gia đình không làm mình vui vẻ, bản thân không tự chủ cuộc sống và tài chính. Tôi thường ra ngoài ngồi cà phê sách và chỉ về nhà vào buổi chiều tối. Ở nhà lại khiến tôi bức bối, khó chịu, dường như chẳng muốn về nữa.

Tôi tự hỏi, tại sao mình luôn sống tốt, ngày trước chỉ lo học hành, khi không còn học nữa cũng chỉ lo làm ăn, không bồ bịch trai gái, chưa trải qua mối tình nào, không chơi bời, đối xử với bạn bè tốt và giúp họ khi gặp khó khăn, phụ gia đình dọn dẹp, yêu thương động vật, không soi mói gièm pha ai..., cuối cùng lại luôn gặp rắc rối với gia đình và những người xung quanh. Những mối quan hệ xấu đã khiến cuộc sống tôi đảo lộn. Tôi đôi khi tự hỏi có phải kiếp trước mình là người xấu nên kiếp này phải gánh nghiệp?

Khoảng thời gian này tôi thường đến chùa nghe giảng pháp, vào chùa tôi thấy tâm an nhưng ra khỏi đó lại thấy sân si với cuộc sống, bản thân nghĩ ngợi nhiều, tóc bạc kha khá. Tôi không biết làm cách nào để thoát khỏi nghiệp mình mang theo. Hiện tại tôi cải thiện ít nhiều với các mối quan hệ xã hội, dù không phải lúc nào cũng gặp người tốt nhưng về đến nhà mặt tôi tối sầm, dường như chẳng muốn về nhà nữa. Không nghề nghiệp, không bằng cấp, lớn tuổi nên khó xin việc, tôi muốn đi xuất khẩu lao động nhưng không có ai hỗ trợ vốn ban đầu. Mong các bạn có thể chia sẻ cùng tôi. Phải làm sao đây?

Hằng Nga

Độc giả gọi vào số 024 7300 8899 (máy lẻ 4529) trong giờ hành chính để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/toi-song-tot-ma-sao-chiu-nhieu-dau-kho-4594954.html)

Tin cùng nội dung

  • (MangYTe) - Vụ T*i n*n thảm khốc khiến anh Định rơi vào tình trạng thập tử nhất sinh, hai đứa con thơ nheo nhóc. Trong khi nợ viện phí điều trị cho chồng mỗi ngày một tăng, chị Sen lại rơi vào cảnh mất việc.
  • ​Trong chuyến công tác về Sóc Trăng, theo đoàn công tác của Bộ Y tế thăm và khám bệnh cho một số người bị mù một mắt và hai mắt ở thị xã Vĩnh Châu, tôi có dịp được chuyện trò cùng TS.BS. Vũ Tuấn Anh - Trưởng phòng chỉ đạo tuyến Viện mắt Trung Ương và có một câu chuyện từ vị TS.BS. trẻ này làm tôi nhớ mãi, đó cũng là nỗi day dứt trong anh.
  • Trên cơ sở rà soát, BHXH Việt Nam đã cắt giảm hồ sơ, thủ tục, quy trình thực hiện của tất cả các lĩnh vực nghiệp vụ từ thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT đến giải quyết...
  • Việc nâng mức đóng BHYT nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Khi đi khám chữa bệnh BHYT, học sinh vẫn được hưởng 80% chi phí khám chữa bệnh, đồng chi trả 20%, trừ nhóm thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo.
  • Từ năm học 2015 - 2016, học sinh, sinh viên phải đóng bảo hiểm y tế (BHYT) tăng từ 3% mức lương cơ sở lên 4,5%, tương ứng 434.700 đồng.
  • Dù hai mắt không thấy gì nhưng hơn 20 năm nay, ông Trương Minh Quang (quận 11) vẫn đều đặn ngồi trên vỉa hè bán bánh thửng để kiếm tiền nuôi vợ ốm đau.
  • Ngoài việc “chảnh” không muốn chọn nghề top dưới thì tài năng, chuyên môn của các thạc sĩ, cử nhân là một vấn đề đáng quan tâm.
  • Khi đến thăm anh, chúng tôi đã bắt gặp một gia đình của toàn những mảnh đời cùng khổ. Đó là gia đình của một người mẹ năm nay đã 76 tuổi mà hàng ngày vẫn phải bươn bải để bao bọc che chở cho những đứa con của mình.
  • Vừa qua, tôi đọc được rất nhiều thông tin trên báo chí về vấn đề nóng hổi hiện nay, đó là tình trạng nhiều cử nhân đại học thất nghiệp (174.000 sinh viên đã tốt nghiệp chưa tìm được việc làm).
  • (Mangyte) – “Mấy ngày hôm nay mình chỉ nghĩ ch*t đi cho quên hết hỉ nộ ái ố của trần gian, cho không lo lắng buồn phiền nữa…”.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY