Nói tới công dụng của tỏi phải kể tới 2 hoạt chất liallyl sulfide và ajoene giúp phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh tim mạch, huyết áp, não bộ,… Bên cạnh đó là công dụng ngăn các notrosamine, giúp ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư của tỏi, từ đó hiệu quả phòng chống nhiều loại ung thư. Tuy công dụng nhiều và đi kèm với mùi vị hăng hăng rất nhiều người ưa thích là vậy, nhưng tỏi cũng “phản tác dụng” nếu không ghi nhớ những lưu ý khi ăn tỏi sống.
1. Không ăn tỏi sống với những thực phẩm này
Không phải ăn tỏi với bất cứ thứ gì đều “vô thưởng vô phạt”, vì vậy, trước khi quyết định đặt một bát tỏi sống bên cạnh mâm cơm cần chú ý tránh thịt gà, trứng, cá trắm và thịt chó bởi nó khi kết hợp với tỏi dễ gây nên những triệu chứng không mong muốn.
Tỏi sống ăn kèm với cá trắm khiến đầy bụng, khó tiêu |
Tỏi ăn kèm thịt gà dễ dẫn tới kiết lỵ, ăn kèm trứng chẳng khác gì tống chất độc vào cơ thể, cá trắm nấu thêm tỏi hay ăn thịt chó kèm tỏi sống sẽ gây nên triệu chứng đầy hơi, chướng bụng.
2. Không ăn tỏi sống khi đang mắc chứng bệnh về mắt
Bạn chỉ cần ghi nhớ câu nói trong Đông y: “Tỏi trăm cái lợi, duy chỉ hại con mắt”, thật vậy, trong tỏi chứa thành phần gây kích thích màng nhầy và mô kết mạc của mắt.
Nếu với người khỏe mạnh sẽ không ảnh hưởng gì nhưng khi bạn đang mắc bệnh về mắt hay thị lực yếu thì khuyến cáo không nên ăn tỏi để tránh bệnh thêm nghiêm trọng.
3. Không ăn tỏi khi đang đi tả
Có thể khi điểm qua những công dụng của tỏi trong đó có tốt cho dạ dày, bạn sẽ thắc mắc tại sao lại khuyến cáo không nên ăn khi đang bị đi tả. Bởi lẽ allicin trong tỏi làm tăng sự kích thích thành ruột, rất dễ dẫn tới tình trạng nghẽn mạch máu, phù nề và khiến tình trạng bệnh thêm nặng nề, nó chỉ tốt với những người khỏe mạnh.
4. Kiêng tỏi nếu mắc các bệnh về gan
Nhiều người mắc bệnh về gan luôn tin tưởng rằng ăn tỏi mỗi ngày sẽ giúp kháng khuẩn, nhưng đây thực sự là một sai lầm tai hại. Danh y nổi tiếng Trung Quốc đã từng nói rằng tỏi ăn lâu dài sẽ gây tổn thương gan bởi những mặt trái mà nó đem lại.
Tỏi tuy có tác dụng chuẩn khuẩn nhưng vị cay, tính nóng và gây kích thích mạnh, ăn tỏi mỗi ngày sẽ khiến gan càng thêm nóng và càng thêm tổn thương, đặc biệt là với người bệnh nóng gan.
5. Chú ý bỏ qua tỏi khi mắc dị ứng hoặc đang đói bụng
Rất nhiều người mắc di ứng với loại củ này nhưng không xác định được triệu chứng dị ứng là gì, nếu sau khi ăn tỏi bạn luôn trong tình trạng ợ nóng, đầy hơi,… thì nên ngưng ngay mọi món ăn liên quan tới tỏi, đặc biệt là tỏi sống, di ứng tỏi nhiều khi cũng ảnh hưởng khác nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn.
Không nên ăn tỏi khi bụng đói tránh những tác dụng phụ |
Tuy có nhiều công dụng nhưng không phải bất cứ khi nào ăn tỏi cũng được, không ăn khi đang đói là một lưu ý khi ăn tỏi sống bạn cần đặc biệt chú ý. Chất allicin dễ khiến tính kháng sinh tự nhiên trong tỏi trở thành chất có hại cho cơ thể bạn, chủ yếu là dẫn tới nóng dạ dày.
6. Không ăn tỏi nếu đang sử dụng thuốc chữa bệnh nặng
Bởi bản chất nó được coi như một loại kháng sinh tự nhiên và sở hữu tính nóng nên cần tránh ăn tỏi sống khi bạn đang trong quá trình điều trị bệnh nặng và dùng nhiều loại thuốc chữa bệnh bởi không tránh những tác dụng phụ khi kết hợp tỏi và thuốc. Đặc biệt phải kể tới như thuốc chống đông máu, thuốc điều trị HIV/AIDS,…
Bên cạnh những lưu ý khi ăn tỏi sống trên đây, bạn cũng cần ghi nhớ tỏi tuy tốt nhưng không phải ăn càng nhiều càng đem lại nhiều công dụng, cũng như thuốc kháng sinh, liều dùng lý tưởng của tỏi đó là tối đa 10g/ ngày, nếu sử dụng quá nhiều dễ gây mất cân bằng trong dạ dày, dẫn tới chán ăn, mệt mỏi, sụt cân,…
Mai Trang
Theo Tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: