Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Tổn thương dây thần kinh số 12 và số 9 chữa thế nào?

Liệt đơn thuần vận động dây IX ít gặp, thường phối hợp với các dây X và XI gây liệt hầu họng, người bệnh biểu hiện nghẹn đặc sặc lỏng, mất phản xạ nôn, có dấu hiệu vén màn hầu.

Chào bác sĩ năm nay cháu 25 tuổi, giới tính nữ. Thưa bác sĩ cách đây 10 năm cháu bị lên 1 cái hạch ở cổ, gia đình có mang cháu ra Hà Nội mổ cái hạch đó sau đó điều trị bằng tia xạ. Vì lúc đó còn nhỏ da mỏng nên khi bị tia xạ lớp da hai bên cổ của cháu đã bị xơ hóa, cộng theo hai cái vai của cháu rất cứng và đau. Sau khi điều trị xong các bác sĩ cho cháu về thì 1 tuần sau cháu bị mất tuyến nước bọt, cho đến bây giờ luôn.

Đến 2014 cháu học năm cuối của đại học thì cháu nghe nói đi châm cứu sẽ làm cái vai của cháu mềm ra và sẽ có tuyến nước bọt. Thế là cháu đi châm cứu. Nhưng cái vai của cháu cũng có mềm ra chút ít nhưng châm cứu được 3 tuần thì tự nhiên cháu thấy đau đầu dữ dội không thể nào ngồi dậy được và cảm giác đau ở đầu lưỡi và nhiều từ phát âm rất khó nói.

Cháu đi khám và chụp MR tại bệnh viện thần kinh quốc tế bác sĩ ở đây nói rằng cháu bị tổn thương dây thần kinh số 12 và số 9. Rất bất tiện cho công việc của cháu và cháu cảm thấy mất tự tin trong cuộc sống.

Cháu mong bác sĩ hãy giúp cháu cách điều trị làm sao để cái lưỡi của cháu phục hồi lại bình thường như ban đầu. Cháu cám ơn bác sĩ rất nhiều.

Chào cháu!

Tổn thương dây thần kinh số IX có các triệu chứng sau đây:
- Đau dây IX: Đau vùng họng hầu, đau thành cơn, đau nhói dữ dội
- Triệu chứng kèm theo là dị cảm ở lưỡi, miệng khô, nước bọt quánh
Liệt đơn thuần vận động dây IX ít gặp, mà thường phối hợp với các dây X và XI gây liệt hầu họng , người bệnh biểu hiện nghẹn đặc sặc lỏng, mất phản xạ nôn, có dấu hiệu vén màn hầu.

Tổn thương dây thần kinh XII:
- Liệt lưỡi: Thường liệt một bên và có các biểu hiệu sau:
Rung và teo cơ ½ lưỡi
Đầu lưỡi lệch: khi nghỉ lệch về bênh lành, khi bệnh nhân thè lưỡi ra thì lệch về bên liệt
Bệnh nhân không thể chủ động đưa đầu lưỡi về bên lành được
Đường lưỡi lõm sâu có thể tạo thành đường lòng máng
- Khi lưỡi bi liệt cả hai bên:
Lưỡi bất động
Khó nhai nuốt và phát âm
Teo và rung lưỡi toàn bộ

Nguyên nhân tổn thương dây thần kinh XII:
Liệt ngoại vi: xơ cột bên teo cơ, viêm sừng trước tuỷ sống cấp tính, rỗng tuỷ khu vực hành não, nhuyễn não, chấn thương, bệnh Paget, lao màng não vùng nền các u vùng sau mũi.
Liệt trung ương: hội chứng giả hành não, nhồi máu não vùng nắp cả hai bên bán cầu gây liệt môi, lưỡi, hầu không teo cơ không rung giật cơ.
Như vậy cháu đã đi chụp MRI và khán ở khoa thần kinh BV quốc tế và được kết luận là bị tổn thương dây thần kinh số IX và XII. Bệnh của cháu bác nghĩ rất có thể liên quan đến cách đây 10 năm cháu mổ hạch cổ và xạ trị.

Bệnh tổn thương dây IX và XII thuộc chuyên khoa thần kinh điều trị. Vấn đề điều trị không hề đơn giản phải được khám và chỉ định Thu*c và theo dõi của Bác sĩ chuên khoa thần kinh hết sức chặt chẽ. Cháu không thể tự mua Thu*c và tự điều trị được. Vì thế cháu có thể đến khoa thần kinh BV quốc tế nơi cháu đã chụp phim và khám bệnh để xin ý kiến về cách thức điều trị bệnh của cháu nhé.

Chúc cháu sớm lành bệnh.

Theo ThS Chu Văn Điểu - Sức khỏe Đời sống
Nguyên bác sĩ BV Tâm thần TW

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/ton-thuong-day-than-kinh-so-12-va-so-9-chua-the-nao-n322652.html)

Tin cùng nội dung

  • Nhóm chuyên gia ở ĐH Princeton Mỹ (UOP) do TS Samuel Wang đứng đầu đã phát hiện thấy tổn thương tiểu não.
  • Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý.Thiên ma còn gọi là minh thiên ma, xích tiễn, định phong thảo. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ củ. Thường để cả củ khô, khi dùng ngâm nước gừng thái lát. Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý. Hằng ngày có thể dùng 4 - 12g bằng cách nấu, sắc, ngâm, hãm. Sau đây là cách dùng thiên ma chữa bệnh:
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Sự căng thẳng do bị áp lực trong cuộc sống nếu không được giải tỏa nhất là đối với những người làm việc với cường độ cao, học sinh bị áp lực thi cử kéo dài có thể trở thành stress mạn tính dẫn suy nhược thần kinh, ... Để giảm bớt căng thẳng có thể áp dụng các động tác xoa bóp bấm huyệt sau đây.
  • Bệnh teo thần kinh thị là do sợi thần kinh thị giác (TKTG) ở người bệnh vì nguyên nhân nào đó mà phát sinh biến chứng làm ảnh hưởng đến công năng truyền dẫn các xung động của nó về trung ương thần kinh, làm cho người bệnh có thị lực giảm đi rõ rệt hoặc mất hẳn.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Khi bạn tiếp xúc với thời tiết quá lạnh, da và các mô bên dưới có thể bị tê cứng, dẫn đến những tổn thương do lạnh. Tay, chân, mũi và tai là những vùng dễ bị tổn thương do lạnh nhất.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY