Tin y tế hôm nay

Tin y tế

TP HCM hướng dẫn quy trình xử lý F0 tại cộng đồng

(MangYTe) – Ổ dịch cộng đồng là khu vực dân cư có từ 2 hộ gia đình có F0 trở lên. Ngay sau khi xác định ổ dịch hộ gia đình sẽ tạm thời phong tỏa trong 24 giờ để khẩn trương rà soát, điều tra thông tin dịch bệnh.

Ngày 28/10, sở y tế tp hcm đã ban hành hướng dẫn tạm thời quy trình phát hiện và xử lý f0 tại cộng đồng để các địa phương chủ động hơn trong công tác phòng, chống dịch. quy trình phát hiện và xử lý f0 tại cộng đồng cụ thể như sau:

  Nếu F0 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ thì cho cách ly điều trị tại nhà và cấp túi Thu*c A-B-C.

Bước 1: Phát hiện F0

F0 được phát hiện thông qua xét nghiệm RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên từ nhiều nguồn như: Sàng lọc các trường hợp có triệu chứng nghi ngờ hoặc có yếu tố dịch tễ tại các cơ sở y tế, các cơ quan đơn vị, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ; Xét nghiệm ngẫu nhiên, định kỳ tại các khu vực nguy cơ cao hoặc các nhóm nguy cơ; Kiểm soát dịch tại các ổ dịch hộ gia đình, ổ dịch cộng đồng, ổ dịch trong doanh nghiệp, trường học; Người dân tự làm xét nghiệm và khai báo cho trạm y tế.

Các trường hợp có kết quả dương tính với xét nghiệm RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên đều được xem là F0 và đưa vào chăm sóc, quản lý. Đối với trường hợp người dân tự làm xét nghiệm, nếu không đủ chứng cứ để xác định F0 thì thực hiện lại xét nghiệm nhanh kháng nguyên.

Bước 2:  Xử lý ổ dịch hộ gia đình

Nơi ở của F0 được xem là “ổ dịch hộ gia đình” và phải được xử lý ngay khi xác định thông tin F0. Xét nghiệm nhanh kháng nguyên ngay cho tất cả các thành viên sống cùng nhà với F0 và cách ly hộ gia đình 14 ngày kể từ ngày phát hiện ca F0 đầu tiên trong hộ; dán biển cảnh báo trước nhà “ĐỊA ĐIỂM CÁCH LY Y TẾ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19” (nền đỏ, chữ vàng).

Sau khi phát hiện F0 sẽ khám, đánh giá dấu hiệu suy hô hấp, nếu có thở nhanh hoặc khó thở hoặc Sp02 dưới 96% thì gọi tổ phản ứng nhanh đến cấp cứu và chuyển người bệnh vào bệnh viện. Nếu F0 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ thì cho cách ly điều trị tại nhà (nếu đủ điều kiện) và cấp túi Thu*c A-B, C. Nếu F0 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ nhưng không đủ điều kiện cách ly và chăm sóc tại nhà (không có người chăm sóc, không có điều kiện phòng ngừa lây nhiễm trong gia đình), F0 sẽ tự đề nghị địa điểm cách ly phù hợp (tại cơ sở cách ly của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở cách ly có thu phí, khu cách ly tập trung của địa phương).

Nếu tại địa bàn phường xã phát hiện trên 10 hộ có F0 thì phải kích hoạt 1 trạm y tế lưu động để quản lý, chăm sóc F0 tại nhà; nếu trên 50-100 hộ có F0 thì kích hoạt thêm trạm y tế lưu động.

Bước 3: Điều tra và xử lý ổ dịch cộng đồng

Ổ dịch cộng đồng là khu vực dân cư có từ 2 hộ gia đình có F0 trở lên. Ngay sau khi xác định ổ dịch hộ gia đình, cần khẩn trương rà soát, điều tra thông tin dịch bệnh trong khu vực, nếu có thêm trường hợp ổ dịch hộ gia đình khác trong cùng khu vực thì tiến hành điều tra sơ bộ để chẩn đoán ổ dịch cộng đồng dựa trên các tiêu chí sau: Có ít nhất 2 hộ gia đình có F0 trong cùng khu vực; Mức độ giao lưu trong khu vực (hẻm nhỏ, chật hẹp, đông người, thói quen, tập quán sinh hoạt…); Mức độ giao tiếp với bên ngoài khu vực (người trong khu vực là shipper hoặc làm việc trong các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao như chợ, siêu thị, nhà hàng, trung tâm thương mại, cơ sở y tế…).

 Tiêu chí đánh giá nguy cơ của ổ dịch theo mức độ nguy cơ.

Tạm thời phong tỏa khu vực “ổ dịch cộng đồng” trong 24 giờ để thông báo cho người dân trong khu vực biết tình hình ổ dịch cộng đồng, hướng dẫn người dân biết và tuân thủ các quy định quản lý ổ dịch. huy động lực lượng thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên trong vòng 2 - 4 giờ cho tất cả người dân trong ổ dịch để đánh giá mức độ nguy cơ.

Từ kết quả xét nghiệm tầm soát ổ dịch cộng đồng và đặc điểm khu vực dân cư, tiến hành phân loại nguy cơ của ổ dịch theo mức độ nguy cơ của các tiêu chí đánh giá:

Ổ dịch được phân loại “nguy cơ thấp” khi tất cả các tiêu chí đều ở mức độ thấp (màu vàng). Ổ dịch được phân loại “nguy cơ rất cao” khi có 2 trong 3 tiêu chí đầu tiên ở mức độ rất cao (màu đỏ) (ví dụ: đánh giá khu vực có trên 30% hộ dân có F0 và mức độ giao lưu trong khu vực cao, mặc dù có giao lưu với bên ngoài ở mức độ vừa, tỷ lệ tiêm đủ vắc xin trên 80% và từng là ổ dịch trong vòng 06 tháng trước. ổ dịch cộng đồng này vẫn được phân loại “nguy cơ rất cao”). Các ổ dịch khác được phân loại “nguy cơ cao” (màu cam).

Ổ dịch nguy cơ thấp: xét nghiệm mỗi 5 ngày/lần (xét nghiệm nhanh mẫu gộp theo hộ gia đình) cho mỗi người dân trong ổ dịch (trừ các hộ có F0) đến khi không còn phát hiện F0. Người có kết quả xét nghiệm âm tính được đi lại và sinh hoạt bình thường nhưng không được tham dự những sự kiện tập trung trên 20 người, tự theo dõi sức khỏe và khai báo với trạm y tế địa phương khi có triệu chứng để được xét nghiệm ngay.

Ổ dịch nguy cơ cao: xét nghiệm mỗi 3 ngày/lần (xét nghiệm nhanh mẫu gộp theo hộ gia đình) cho mỗi người dân trong ổ dịch (trừ các hộ có F0) đến khi không còn phát hiện F0. Người có kết quả xét nghiệm âm tính được đi lại nhưng giới hạn việc giao tiếp, ghi nhớ người và nơi đã giao tiếp nếu có, không được tham dự những sự kiện tập trung trên 10 người, tự theo dõi sức khỏe và khai báo y tế mỗi ngày, xét nghiệm khi có triệu chứng.

Ổ dịch nguy cơ rất cao: phong tỏa cứng cả khu vực ổ dịch, xét nghiệm mỗi 2 ngày/lần và ít nhất 3 lần, nếu không còn phát hiện F0 thì giải tỏa (chỉ còn cách ly các hộ gia đình có F0). Quản lý nghiêm khu vực phong tỏa, đảm bảo cách ly tuyệt đối nhà với nhà.

Căn cứ quy trình này, các Trung tâm Y tế quận, huyện, TP Thủ Đức tham mưu Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quận, huyện, TP Thủ Đức triển khai áp dụng; tổ chức diễn tập kịch bản xử lý các tình huống phát hiện người nhiễm COVID-19 trong cộng đồng./.

Hương Trà

Mạng Y Tế
Nguồn: Bảo vệ pháp luật (https://baovephapluat.vn/van-hoa-xa-hoi/y-te/tp-hcm-huong-dan-quy-trinh-xu-ly-f0-tai-cong-dong-114267.html)

Tin cùng nội dung

  • Chủ xe máy sẽ đến UBND xã, phường hoặc các điểm thu phí tại khu phố để nộp hoặc chính quyền địa phương cử cán bộ đến thu và cấp biên lai cho người nộp.
  • Trong khi thành phố thay đổi thời gian cấm đường ở khu trung tâm cho diễn tập mít tinh, nhiều người dân không biết nên vẫn chọn lộ trình khác di chuyển khiến nhiều khu vực xảy ra ùn ứ.
  • Khi trồng cây trong chậu cần lưu ý đừng cho quá nhiều đất và ém chặt, vì như thế khi tưới nước cây không hấp thụ được mà còn làm nước chảy tràn ra ngoài gây lãng phí.
  • Lúc 14g30 ngày 23-3, Công an Phường 10, quận Tân Bình (TP.HCM), đã mời chị Huỳnh Thị Ánh Hồng (36 tuổi, quê tỉnh Quảng Ngãi, tạm trú tại hẻm 84 Trần Văn Quang, phường 10, quận Tân Bình) và anh Trịnh Minh Vương (chồng chị Hồng), lên công an phường để hướng dẫn làm lại đơn, bổ sung một số giấy tờ.
  • Vi phạm các quy định cho vay, Vũ Ngọc Kình, Phó giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), Chi nhánh TP HCM, đã duyệt cho vay trái quy định, cùng các đồng phạm gây thiệt hại 61 tỉ đồng.
  • Bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ) vừa giới thiệu một số hướng dẫn về khám bệnh theo giới tính và độ tuổi, trong đó đặc biệt chú ý đến 9 loại bệnh thường gặp sau đây.
  • Cháu 15 tuổi, mới có kinh nguyệt vài tháng nay.
  • Xin chào các bác sĩ Mangyte, Em ở phà Vàm Cống tỉnh Đồng Tháp. Em xin được tư vấn của bác sĩ như sau: Mẹ em bị áp huyết cao, bị đau nửa đầu, đi khám uống Thu*c đã hết nhưng bây giờ lại đau nhức tay chân, lúc nào cũng nóng rát, nhức mỏi như có kiến cắn ở chân, có lúc lại sưng tấy đỏ cả chân lên, đi đứng rất khó khăn, nhất là khi ngồi xuống đứng lên.
  • Nghẹt thở xảy ra khi một vật lạ kẹt trong cổ họng hay khí quản, ngăn chặn luồng không khí ra vào. Vì nghẹt thở gây ra thiếu oxy não nên cần cấp cứu càng nhanh càng tốt
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY