Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

TP. Hồ Chí Minh: Báo động gia tăng số ca mắc tay chân miệng

Đến hết tuần 11 của năm 2021, toàn thành phố có 2.564 ca tay chân miệng, tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2020 (1.044 ca).

TP. Hồ Chí Minh: Báo động gia tăng số ca mắc tay chân miệng - Ảnh 1.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh, riêng tuần 11 có 346 ca, tăng gấp 2,2 lần so với trung bình 4 tuần trước (152 ca). 21/24 quận huyện đều gia tăng ở mức báo động.

Phân tích số liệu ghi nhận bệnh tay chân miệng theo tuần cho thấy: bệnh bắt đầu tăng từ tuần 10, đến tuần 11 bệnh tăng rất mạnh, tăng gấp 2,2 lần so với trung bình 4 tuần trước. có 21/24 quận huyện trên địa bàn thành phố tăng ở mức báo động, đặc biệt là quận 1, 4, 6, 7, 8, 10, 11, 12, bình tân, tân bình, gò vấp, huyện bình chánh, củ chi, hóc môn và khu vực ii, iii thành phố thủ đức.

Tháng 3, tháng 4 là thời điểm số ca mắc bệnh tay chân miệng thường tăng cao khi trẻ trở lại trường học sau khi nghỉ tết. để kiểm soát tình hình dịch bệnh tay chân miệng, các trường học cần tuân thủ thực hiện các hoạt động kiểm soát bệnh truyền nhiễm trong trường học.

Các trường cần đặc biệt lưu ý việc theo dõi giám sát phát hiện sớm trẻ bệnh để cách ly kịp thời thông qua hoạt động điểm danh, ghi nhận những trường hợp nghỉ vì bệnh mỗi ngày. Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần đề nghị phụ huynh thông báo rõ lý do nếu con em mình nghỉ học. Phụ huynh khi có con mắc bệnh hãy chủ động cho trẻ nghỉ học, thông tin đến nhà trường lý do trẻ nghỉ học.

Trước tình hình dịch bệnh tay chân miệng gia tăng báo động, sở y tế và trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố đã xây dựng kế hoạch giám sát, hỗ trợ công tác phòng chống bệnh tay chân miệng hàng tuần tại các quận huyện có số ca báo động. các trung tâm y tế quận huyện thực hiện theo các hướng dẫn của trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố về điều tra xử lý, giám sát bệnh tay chân miệng và tăng cường phối hợp với ngành giáo dục để giám sát phát hiện sớm các ca bệnh trong trường học, đặc biệt lưu ý các ca bệnh điều trị tại nhà. khi phát hiện các trường hợp mắc bệnh, các trung tâm sẽ triển khai các biện pháp phòng chống dịch ở cả nơi sống và nơi học tập của bệnh nhân.

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi. cho đến nay, bệnh vẫn chưa có vaccine dự phòng. việc phòng bệnh chủ yếu thông qua việc giữ gìn vệ sinh của trẻ và của người chăm sóc trẻ như: rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng, vệ sinh hàng ngày và khử khuẩn hàng tuần vật dụng, đồ chơi của trẻ. một vấn đề hết sức quan trọng mà phụ huynh cần lưu ý đó là theo dõi, phát hiện sớm các dấu hiệu trở nặng của bệnh để đưa trẻ đến cơ sở điều trị sớm, tránh xảy ra những biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/tp-ho-chi-minh-bao-dong-gia-tang-so-ca-mac-tay-chan-mieng-20210327101936183.chn)
Từ khóa: tay chân miệng

Chủ đề liên quan:

tay chân miệng tay chân miệng

Tin cùng nội dung

  • Trẻ mắc bệnh tay chân miệng có diễn tiến bệnh khá nhanh, chỉ mới sang ngày thứ hai, thứ ba đã có biến chứng và đi đến Tu vong.
  • Tại TP.HCM đã có 9 trẻ Tu vong do bệnh tay chân miệng, BV Nhi Đồng 1 gửi mẫu ra nước ngoài xét nghiệm nhằm làm rõ về type virus gây bệnh.
  • TP.HCM thêm 2 em bé ch*t do bệnh tay chân miệng, đưa số trẻ Tu vong vì bệnh này từ đầu năm đến nay lên số 9.
  • Từ ngày 13/5, Sở Y TP.HCM tế sẽ phối hợp với Sở GD-ĐT tổ chức 6 đoàn kiểm tra công tác vệ sinh phòng, chống dịch bệnh tại các trường mầm non.
  • (Mangyte) - Trong tháng 4, TP.HCM có gần 600 trẻ mắc bệnh tay chân miệng, tiếp tục có thêm 3 trẻ Tu vong.
  • Từ đầu năm đến nay tại TPHCM có 3 trường hợp Tu vong do bệnh tay chân miệng. Bệnh tấn công vào nhiều trường học khiến nguy cơ lây nhiễm tăng cao.
  • Những năm trước đây, bệnh tay-chân-miệng (TCM) chỉ gặp ở các tỉnh phía Nam nước ta, nhưng mấy năm gần đây, bệnh này có xu hướng tiến ra phía Bắc và hiện tại...
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY