Tâm sự hôm nay

TP. Hồ Chí Minh: Ngập nước còn tiếp diễn đến bao giờ?

“Đến hẹn lại lên”, mỗi khi vào tâm điểm mùa mưa, nhiều khu vực tại TP.HCM lại khốn đốn vì tình trạng ngập úng, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt.
“Đến hẹn lại lên”, mỗi khi vào tâm điểm mùa mưa, nhiều khu vực tại TP.HCM lại khốn đốn vì tình trạng ngập úng, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt. Mới đây nhất, cơn mưa trên diện rộng vào chiều 1/10 lại làm nhiều khu vực tại TP.HCM ngập trong nước. Cộng với việc hai trận mưa liên tiếp vào tối 29 và rạng sáng 30/9 đã khiến người dân tại nhiều nơi phải thức trắng đêm “vật lộn” với nước ngập.

Mưa là thành sông

Theo Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước thành phố, cơn mưa chiều ngày 1/10 đo được 80,5mm gây ngập nhiều khu vực quận 6, quận 11 như: tuyến đường An Dương Vương, Phan Anh, Tân Hóa, đường 26, Hồng Bàng, Tôn Thất Hiệp… Cụ thể, tại đường Tân Hóa, quận 6, do đang thi công nên người dân phải cho xe chạy vào phần đường đang đổ đá để đỡ bị nước ngập. Tuy nhiên, khi chạy đến đoạn giao nhau với đường Đặng Nguyên Cẩn, quận 6 thì vướng phải hàng rào chắn chặn gần hết lối đi. Một số người dân phải xếp hàng len lỏi qua khe hở khoảng nửa mét giữa rào chắn và xe lu để đi tiếp. Nhiều người dân đi đường Tân Hóa lại chọn giải pháp khiêng xe xuống phần đường ngập nước quá đầu gối để đi ra đường Đặng Nguyên Cẩn. Tuy nhiên, ở ngã tư Tân Hóa - Đặng Nguyên Cẩn, tình trạng ngập nước, kẹt xe đã làm giao thông hỗn loạn, nhiều người dân đi qua đây đã bị ngã do đâm phải ổ gà. Đặc biệt, nhiều em học sinh được phụ huynh chở về cũng bị ngã xuống nước, quần áo, cặp sách ướt sũng. Cơn mưa cũng làm hàng loạt con hẻm Tân Hòa Đông, quận 6 ngập đến đầu gối, người dân hai bên đường phải dùng các tấm ván, bao tải cát để chắn nước tràn vào nhà. Nhiều hộ không kịp che chắn khiến nước tràn vào nhà đành phải nấu ăn ở giữa dòng nước ngập.

Chịu chung tình trạng tương tự, tuyến đường Mã Lò (P. Bình Trị Đông A, Q. Bình Tân, TP.HCM) bị ngập sâu khoảng 1m, có những chỗ ngập hơn 1m. Theo người dân khu vực này, đây là đợt ngập lịch sử kể từ trước đến nay và là đợt ngập thứ 3 liên tiếp trong những ngày gần đây. Hầu hết nhà dân hai bên đường đều bị nước tràn vào nhà. Do trước đó cũng từng xảy ra ngập nên người dân đã chủ động kê đồ lên cao, đồng thời dùng tấm ván, bao cát trước cửa nhà để ngăn nước tràn vào trong nhà. Tuy nhiên, có những chỗ nước vẫn tràn qua bao cát vào nhà dân khiến nhiều hộ dân phải dùng máy bơm để hút nước ra ngoài. Trên đường, hàng trăm xe bị ch*t máy, trong đó có nhiều ôtô và xe tải. Đoạn tại giao lộ đường Mã Lò - Chiến Lược, nước ngập sâu khoảng 1m, đoạn đường hẹp nên đã xảy ra ùn ứ, kẹt xe khiến hàng trăm người phải dắt xe qua đoạn đường ngập này.

Các dự án chống ngập đang còn ngổn ngang

Theo Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước hồ chí minh">tp. hồ chí minh, có rất nhiều dự án chống ngập đang triển khai hiện vẫn còn ngổn ngang. Điển hình, dự án tiêu thoát nước và cải thiện ô nhiễm kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên (giai đoạn 1) hiện đã thực hiện nạo vét kênh và xây dựng các cống xả, thế nhưng khối lượng cũng mới chỉ đạt 85% kế hoạch. Hoặc tiểu dự án cải tạo kênh và đường dọc kênh Tân Hóa - Lò Gốm có 10 gói thầu kênh hở mới chỉ đạt hơn 65% khối lượng công việc; gói thầu xây lắp 6 - xây dựng trạm bơm và công viên cây xanh, nhà thầu đang thực hiện đào đất, đóng cừ, phần bổ sung nâng cấp mở rộng hẻm và nâng cấp hệ thống cấp thoát nước và hiện khối lượng thực hiện cũng chỉ mới đạt hơn 47%. Ngay cả phần đường trên cống hộp (phần thi công đơn giản nhất) nhưng cũng chỉ mới hoàn thành được khoảng 90% kế hoạch.

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Công - Phó Giám đốc Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố thừa nhận, dù nhu cầu cải tạo, phát triển hệ thống thoát nước của thành phố rất lớn nhưng hiện chỉ đáp ứng được 60% theo quy hoạch tổng thể thoát nước, thiếu hơn 2.500km cống và mới chỉ thực hiện được 45% so với kế hoạch. Chính vì vậy, tình trạng ngập lụt cứ “đến hẹn lại lên”. Cũng theo ông Công, sở dĩ có tình trạng trên bởi khó khăn lớn nhất hiện nay là vốn, điều này khiến cho các dự án chống ngập bị ách tắc. Chưa dừng lại ở đó, việc thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, di dời các trường hợp lấn chiếm xây dựng trên kênh rạch, cửa xả, hệ thống thoát nước… chưa hoàn thành cũng là nguyên nhân làm chậm dự án. Điển hình là đối với dự án tiêu thoát nước và cải thiện ô nhiễm kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên (giai đoạn 1) chậm so với kế hoạch cũng chủ yếu do vướng mặt bằng nên chưa thi công được. Cụ thể, có tổng số hơn 400 hộ dân chưa bàn giao mặt bằng. Bên cạnh đó, dự án xây dựng tuyến đê bao bờ bắc Kênh Đôi cũng mới chỉ di dời được 10.446/15.000 hộ dân (đạt 69,6% khối lượng).

Đồ đạc luôn trong sự lo lắng bị hỏng, không sử dụng được; nguy cơ dịch bệnh hiện hữu; bán nhà không có ai muốn mua; người dân tự chống chọi với các biện pháp tạm bợ… ất cả tình trạng này đều bị ảnh hưởng chung bởi một lý do là ngập nước. Câu hỏi tình trạng ngập nước bao giờ kết thúc chưa có lời giải đáp đang khiến cho người dân vô cùng bất an.

Hải Phong

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tp-ho-chi-minh-ngap-nuoc-con-tiep-dien-den-bao-gio-5795.html)

Chủ đề liên quan:

ngập nước tp. hồ chí minh

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY