Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

TP. Hồ Chí Minh: Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm

(MangYTe) - UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị 13 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố quý I/2020.

Theo đó, công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố tiếp tục được triển khai với nhiều hoạt động tạo kết quả cao. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người sản xuất, kinh doanh và cán bộ quản lý, hình thành văn hóa sử dụng sản phẩm sạch, an toàn.

Đặc biệt là hai mục tiêu trọng tâm an toàn trong công tác an toàn thực phẩm: “Cải cách hành chính và tăng cường tuyên truyền”, “Xây thực phẩm sạch, chống thực phẩm bẩn”.

Trong 3 tháng đầu năm 2020, UBND Thành phố đã ban hành 35 văn bản triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm; trong đó có kế hoạch ứng phó trước dịch bệnh Covid-19 lan rộng.

Về lĩnh vực trồng trọt, Thành phố hiện có 91 phường, xã sản xuất rau với diện tích canh tác hơn 3.500ha, sản lượng năm 2020 ước đạt 127.350 tấn, tăng 16,1%. Lĩnh vực chăn nuôi và thủy sản đều có sự tăng trưởng, đảm bảo nguồn cung ổn định. Ngành chăn nuôi cần tăng cường tham gia chuỗi thực phẩm an toàn của ngành nông nghiệp.

Tuy nhiên, theo UBND TP. Hồ Chí Minh, hiện vẫn tồn tại nhiều bất cập trong các quy định về kiểm soát và xử lý vi phạm đối với chất cấm, Thu*c thú y, Thu*c bảo vệ thực vật. Theo quy định, để có cơ sở xử lý đối với các trường hợp nông sản thực phẩm tươi sống bị nhiễm khuẩn hoặc tồn dư hóa chất, chất cấm phải có kết quả phân tích định lượng tại các phòng kiểm nghiệm chỉ định.

Nhưng kết quả phân tích định lượng này thường mất thời gian từ 2-4 ngày. Hiện nay lại chưa có quy định tạm giữ lô hàng trong thời gian chờ kết quả phân tích định lượng, vì vậy khi có kết quả phân tích thì lô hàng được kiểm nghiệm đã không còn tại chợ. Do đó, UBND Thành phố đề xuất Chính phủ cần có quy định về biện pháp xử lý, ngăn chặn vi phạm bằng hình thức đình chỉ kinh doanh, tạm giữ lô hàng, điều kiện bảo quản hàng hóa… trong thời gian chờ kết quả phân tích định lượng để xử lý theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, theo UBND Thành phố, hiệu quả của công tác quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc còn hạn chế do quy mô sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, hệ thống phân phối lạc hậu, vẫn còn các chợ tự phát, trôi nổi. Sản xuất nông nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh chỉ đạt 20-30% nhu cầu thực phẩm của người dân, phần còn lại chủ yếu có xuất xứ từ các tỉnh hoặc nhập khẩu nên việc truy xuất nguồn gốc còn hạn chế.

UBND Thành phố đề xuất Chính phủ cần triển khai phối hợp các biện pháp kiểm soát chất lượng từ các tỉnh trước khi đưa về Thành phố tiêu thụ. Do đó, Thành phố đề xuất có quy định hướng dẫn chung từ các bộ chuyên ngành. Cụ thể, như nông sản, thực phẩm khi đưa vào tiêu thụ trên thị trường phải được kiểm tra và chứng nhận từ gốc. Quy định này cần thống nhất cách thực hiện việc giám sát, cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm kèm theo lô hàng.

PHA LÊ

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/tp-ho-chi-minh-tang-cuong-kiem-soat-an-toan-thuc-pham-20200409173816999.htm)

Tin cùng nội dung

  • Bơi lội luôn được xem là một hoạt động hè mà các em thiếu nhi thích nhất. Để giúp trẻ có được một mùa hè thật vui khỏe, bổ ích, phụ huynh cần tạo cho trẻ một môi trường bơi lội trong lành và an toàn.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Thú nuôi yêu quý chúng ta một cách vô điều kiện. Chúng mang đến những điều tuyệt diệu – về tinh thần lẫn thể chất. Chăm sóc thú cưng làm cho cuộc sống chúng ta trở nên thêm giá trị, bớt cô đơn, thậm chí làm giảm nhịp tim và huyết áp cho một số người.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY