Bệnh truyền nhiễm hôm nay

TPHCM: Bệnh sốt xuất huyết vào mùa cao điểm

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM, bệnh sốt xuất huyết hiện đã vào mùa cao điểm hàng năm. Để không mắc căn bệnh này thì cần diệt muỗi và không để muỗi chích bằng các biện pháp: Dùng bình xịt muỗi, nhang muỗi; Bôi kem chống muỗi; Ngủ mùng kể cả ban ngày; Diệt lăng quăng và không để muỗi sinh sản...

Theo thông tin từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM, hiện trên địa bàn thành phố bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết đang gia tăng. Đặc biệt, sốt xuất huyết đã vào mùa cao điểm.

Cụ thể, trong tháng 8 có 3.088 ca tay chân miệng được báo cáo (gồm 457 ca nội trú và 2.631 ca ngoại trú), tăng 115% so với tháng trước (1.438 ca). Số tích lũy đến tháng 8 là 9.718 ca (gồm 1.858 ca nội trú và 7.860 ngoại trú), giảm 16% so với cùng kỳ 2018 (11.495 ca), không có ca Tu vong.

Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM đưa ra khuyến cáo, bệnh tay chân miệng chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi. Tháng 8, 9 là thời điểm bệnh tay chân miệng tăng cao bởi lúc này trẻ em phải trở lại trường học sau khi nghỉ hè.

Vì vậy các trường học cần tuân thủ thực hiện các hoạt động kiểm soát bệnh truyền nhiễm trong trường học, đặc biệt là việc theo dõi giám sát phát hiện sớm trẻ bệnh để cách ly kịp thời thông qua hoạt động điểm danh, ghi nhận những trường hợp nghỉ vì bệnh mỗi ngày và phụ huynh cần thông báo rõ lý do cho nhà trường ngay nếu con em mình nghỉ học.

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, chưa có vắc xin dự phòng. Việc phòng bệnh chủ yếu thông qua việc ý thức giữ gìn vệ sinh của trẻ và của người chăm sóc trẻ như rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng, vệ sinh hàng ngày và khử khuẩn hàng tuần vật dụng, đồ chơi của trẻ. Phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh cũng như các dấu hiệu trở nặng để đưa trẻ đến cơ sở điều trị sớm, tránh xảy ra những biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Về sốt xuất huyết, hiện có tổng số ca mắc trong tháng 8 là 7.833 ca (gồm cả nội và ngoại trú), tăng 18% so với tháng 7, trong đó có 4.477 ca nội trú và 3.356 ca ngoại trú. Số ca tích lũy trong 8 tháng qua là 39.814 ca (gồm 22.894 ca nội trú và 16.920 ca ngoại trú); tăng 142% so với cùng kỳ năm 2018. Diễn tiến của bệnh tương tự như mùa dịch những năm trước, số ca mắc bệnh gia tăng nhanh từ tháng 6.

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM, việc phòng chống bệnh sốt xuất huyết là trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi cơ quan, công sở trong việc phải dọn dẹp, loại bỏ những nơi, những vật dụng có thể chứa nước tạo điều kiện cho muỗi có thể đẻ trứng, phát triển và trở thành điểm nguy cơ gây bệnh sốt xuất huyết.

Đó là những đồ vật trong nhà và ngoài trời có khả năng chứa nước, đọng nước như  xô chậu, thùng phi, bình bông, chậu hoa, cây kiểng, hồ tiểu cảnh, vỏ xe, ly nhựa, hầm cống, hố nước, hốc cây, các vật phế thải, các công trình xây dựng… Việc phun hóa chất diệt muỗi của ngành y tế, của các hộ gia đình chỉ là biện pháp cấp thời nhằm diệt đàn muỗi trưởng thành, giảm mật độ muỗi truyền bệnh chứ không ngăn ngừa được sự lây lan của bệnh nếu không diệt lăng quăng triệt để.

Ngoài ra, để không bị sốt xuất huyết thì cần diệt muỗi và không để muỗi chích bằng các biện pháp: Dùng bình xịt muỗi, nhang muỗi; Bôi kem chống muỗi; Ngủ mùng kể cả ban ngày; Diệt lăng quăng và không để muỗi sinh sản...

Người có triệu chứng sốt nên đi khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ khám và hướng dẫn chăm sóc, điều trị, uống nhiều nước. Đồng thời, nếu được chăm sóc tại nhà thì cần phát hiện sớm các dấu hiệu trở nặng: nếu phát hiện một trong các dấu hiệu sau thì nên đến ngay bệnh viện: lừ đừ, rối loạn tri giác, mệt mỏi, chi lạnh, nôn ói nhiều, đau bụng, xuất huyết (chảy máu cam, tiêu, tiểu ra máu), đau nhiều ở mạn sườn phải.

Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/tphcm-benh-sot-xuat-huyet-vao-mua-cao-diem-n405269.html)

Tin cùng nội dung

  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Bệnh sốt rét (Malaria) là một bệnh nhiễm trùng rất nghiêm trọng, mà bạn có thể mắc phải từ một vết cắn của muỗi mang mầm bệnh. Các triệu chứng phổ biến nhất, là sốt và mệt mỏi giống cảm cúm. Bệnh sốt rét có thể xảy ra trong vòng một năm, sau khi đi du lịch đến khu vực có bệnh sốt rét. Việc điều trị kịp thời bệnh sốt rét là cấp thiết, nếu không điều trị có thể Tu vong.
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
  • Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xuất hiện ở nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con). Ung thư nội mạc tử cung hầu như luôn được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Bạn có thể được phát hiện sớm nếu đi khám bác sĩ mỗi khi có chảy máu bất thường từ *m đ*o.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Estrogen là nội tiết tố nữ được tiết ra từ buồng trứng, một hormon quan trọng trong cơ thể phụ nữ. Estrogen giúp cơ thể phát triển mềm mại, nở nang đầy nữ tính.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY