Theo Trung tâm Y tế dự Phòng TPHCM, miệng, từ đầu năm đến nay, TP có 3.249 ca miệng, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2018. Tính đến thời điểm hiện tại, tình hình bệnh đang có xu hướng tăng nhẹ. Trong 4 tuần gần nhất, mỗi tuần trung bình tăng nhẹ 10% so với trung bình 4 tuần trước đó. Có 18/24 quận, huyện với số ca bệnh đang có xu hướng gia tăng, những quận huyện đang có số ca bệnh trong tháng 4 tăng nhanh so với tháng trước bao gồm: Quận 5, Quận 6, Bình Tân và Tân Bình.
Đối với bệnh sốt xuất huyết đang trong giai đoạn cuối mùa dịch 2018-2019 và vẫn đang tiếp tục có xu hướng giảm trong tháng 4. Tuy nhiên, vì đỉnh dịch năm 2018-2019 rơi vào tuần thứ 3 của năm 2019, trễ 10 tuần so với đỉnh của mùa dịch trước và số ca bệnh hàng tuần giảm chậm nên số ca tích lũy trong những tuần đầu năm 2019 cao hơn cùng kỳ năm trước (cao hơn 230% so với cùng kỳ năm 2018). Từ đầu tháng 3, số ca bệnh hàng tuần giảm nhanh hơn so với những tuần đầu năm. Mặc dù bệnh sốt xuất huyết của TP đang ở giai đoạn thấp điểm trong năm nhưng vẫn còn ở mức cao hơn tuần cùng kỳ những năm trước.
Do dịch bệnh giảm chậm trong những tháng đầu năm nên thời gian nghỉ giữa 2 kỳ mùa dịch còn rất ngắn. Để chủ động phòng ngừa khi mùa mưa đến, Trung tâm Y tế Dự phòng TP khuyến cáo cần tập trung xử lý triệt để các ổ dịch hiện hành, ổ dịch lan rộng; đẩy mạnh truyền thông duyệt lăng quăng trong mỗi nhà dân.
Được biết, hiện nay bệnh tay-chân-miệng, sốt xuất huyết chưa có vắc-xin phòng ngừa, nên việc phòng bệnh cho trẻ phụ thuộc vào ý thức của mỗi gia đình. Trước mắt để đối phó với mùa nóng, hiện nay các bậc cha mẹ nên chú ý vấn đề đầu tiên là phải cho trẻ uống nhiều nước, tránh uống nước đá vì rất dễ gây viêm họng. Trời oi bức, sử dụng máy lạnh nên để nhiệt độ vừa phải và không cách biệt với nhiệt độ bên ngoài nhiều quá. Ngoài ra, gia đình nên chú ý, thời tiết nắng nóng dễ làm thức ăn bị ôi thiu, gây ngộ độc thực phẩm hoặc các chứng bệnh về đường tiêu hóa. Quan trọng nhất vẫn là chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân thật tốt cho trẻ, rửa tay thường xuyên, và hạn chế ăn các thức ăn ngoài đường phố.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện bệnh lưu hành tại 128 quốc gia, hơn 3,9 tỷ người sống trong vùng nguy cơ bị mắc bệnh, hàng năm có khoảng 390 triệu người nhiễm bệnh.
Năm 2017, số mắc/100.000 dân tại nhiều nước khu vực châu Mỹ và Đông Nam Á ở mức rất cao như: Peru (195), Nicaragua (199), Argentina (121), Brazil (171), Ecuador (49), Malaysia (141), Philippines (33), Lào (30), Singapore (20).
Tại Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết đã giảm trong những năm gần đây, có tỷ lệ mắc và tỷ lệ Tu vong thấp nhất so với các quốc gia trong khu vực, tuy vậy hàng năm ghi nhận trung bình 50.000 đến100.000 trường hợp mắc, 50 đến100 trường hợp Tu vong.
Về nguyên nhân, theo ông Tấn, tập quán tích trữ nước của người dân chưa thay đổi đáng kể so với trước đây, tạo môi trường cho mầm bệnh khu trú, phát triển.
Các dụng cụ chứa nước là nơi sinh sản muỗi truyền bệnh.
Cùng đó, sự phối hợp của người dân với cán bộ y tế chưa cao trong công tác loại bỏ các ổ lăng quăng/bọ gậy, phun diệt muỗi xử lý ổ dịch.
Bệnh chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu và vaccine dự phòng chưa được sử dụng nên biện pháp phòng bệnh chủ yếu là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.