Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

TP.HCM chuẩn bị ứng phó đợt triều cường dự báo cao 1,66m

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai-Tìm kiếm cứu nạn TP.HCM dự báo diễn biến đợt triều cường giữa tháng hai này có thể lên cao, dự báo vượt mức đỉnh 1,66m (vượt báo động III hơn 0,16m).

Trước diễn biến đợt triều cường giữa tháng Hai này có thể lên cao, dự báo vượt mức đỉnh 1,66m (vượt báo động III hơn 0,16m), chiều 10.2, Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố Hồ Chí Minh đã đề nghị các sở, ngành, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc phương án chủ động phòng, chống, ứng phó tình trạng ngập úng do mưa lớn, triều cường và xả lũ trên địa bàn thành phố.

Theo đó, Ủy ban Nhân dân các quận huyện, nhất là các Quận 12, Thủ Đức, Bình Thạnh, Bình Tân và các huyện Củ Chi, Bình Chánh và Hóc Môn thông báo thường xuyên trên các phương tiện truyền thông về diễn biến đợt triều cường và ngày, giờ đỉnh triều xuất hiện cho nhân dân địa phương biết để chủ động ứng phó,

Đồng thời, Ủy ban Nhân dân các quận, huyện cũng chuẩn bị vật tư (cừ tràm, lưới B40, vải bạt, bao tải đất, cát,…) để kịp thời xử lý, cơi đắp bờ bao xung yếu ngay từ giờ đầu theo phương châm “4 tại chỗ,” không để xảy ra tình trạng bể bờ bao gây ngập úng ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

Các Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý khai thác dịch vụ Thủy lợi Thành phố và Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thoát nước đô thị Thành phố phối hợp với Ủy ban Nhân dân các quận, huyện chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị kịp thời xử lý các vị trí bờ bao, cống, đập ngăn triều, kênh dẫn dòng xung yếu; vận hành hiệu quả các cửa xả, cống, đập ngăn triều, trạm bơm.

Các sở và công ty trên phối hợp với Công an Thành phố (lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố) bố trí máy bơm nước di động để kịp thời khắc phục các sự cố ngập úng do triều cường gây ra.

Đối với các tuyến đường ngập do triều cường, công trình chống ngập úng đang thi công, các đơn vị cần cắm biển cảnh báo và bố trí lực lượng để hướng dẫn người dân di chuyển an toàn.

Công an Thành phố chỉ đạo lực lượng Cảnh sát Giao thông phối hợp lực lượng Thanh niên xung phong tổ chức các lực lượng cơ động điều tiết giao thông tại các khu vực trọng điểm bị ngập úng do triều cường gây ra.

Theo Bản tin dự báo đặc trưng thủy triều ngày 10.2 của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, dự báo mực nước cao nhất tại trạm Phú An (trên sông Sài Gòn): Ngày 11.2, đỉnh triều đạt 1,65m (lúc 5 giờ 00 phút); ngày 12.2 là 1,66m (lúc 6 giờ 00 phút); ngày 13.2 là 1,57m (lúc 7 giờ 00 phút).

Tương tự, mực nước cao nhất tại trạm Nhà Bè (kênh Đồng Điền), ngày 11.2, đỉnh triều đạt 1,64m (lúc 4 giờ 00 phút); ngày 12.2 là 1,65m (lúc 5 giờ 00 phút); ngày 13.2 là 1,59m (lúc 6 giờ 00 phút).

Theo TTXVN

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://motthegioi.vn/thoi-su-c-66/xa-hoi-c-94/tphcm-chuan-bi-ung-pho-dot-trieu-cuong-du-bao-cao-1-66m-131557.html)

Tin cùng nội dung

  • Thời gian mang bầu với nhiều thay đổi về cơ thể sẽ kéo theo một số điều phiền toái cho bạn, tuy nhiên, cảm giác sắp được làm mẹ thì chắc chắn lúc nào cũng rất tuyệt vời.
  • Đến tuần thai thứ 34, người mẹ cần chuẩn bị những vật dụng cần thiết cho việc sinh nở, vì chuyển dạ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
  • Mâm cỗ đủ đầy cũng thể hiện lòng thành của con cháu tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên trong gia đình, cầu năm cũ qua đi năm mới đến trong an lành và may mắn.
  • Cúng tất niên tiến hành vào chiều và tối 30 Tết, trước lễ cúng giao thừa. Trong bữa cơm gia đình có mặt đông đủ, nói chuyện vui, động viên nhau phấn đấu trong năm mới.
  • Quá trình lão hoá và tuổi già là quy luật tất yếu của tự nhiên. Tuy nhiên, hiện tượng này xảy ra sớm hay muộn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, ngoài yếu tố di truyền, môi trường sống và thói quen lành mạnh cũng góp phần rất quan trọng trong việc ngăn chặn sự lão hoá và tiến trình tuổi già.
  • Dậy thì là giai đoạn thay đổi lớn cả về thể xác lẫn tinh thần, trẻ phải học giữ gìn vệ sinh cá nhân, tập làm chủ những hành vi của mình…
  • Năm nay 19 tuổi, em đã đăng ký hiến máu tình nguyện theo phát động của trường.
  • Con em bị té cách đây 2 ngày, trên đầu bị lõm vào một lỗ khoảng 2x2cm, không sưng, không chảy máu. Em đưa bé vào BV huyện khám, các bác sĩ bảo lên BV tỉnh chụp CT scan. Nhà em chưa có ai phải chụp CT bao giờ nhưng nghe nói chụp CT khó chịu lắm, phải vô hóa chất gì đó mới chụp. Bé nhà em sợ lắm, em phải làm sao để trấn an bé? Nhờ Mangyte tư vấn giúp. Em cảm ơn ạ! (Bạch Huệ - huetrang…@gmail.com)
  • Con tôi bị bệnh u tuyến thượng thận đã đi chụp phim và BS chỉ định phải mổ. Cho tôi hỏi hiện tại BHYT của con tôi ở Trung tâm cấp cứu 115, nếu tôi muốn đưa cháu đến mổ và điều trị tại BV Nội tiết tố TW hoặc BV Việt Đức thì phải BHYT hỗ trợ được bao nhiêu? Chi phí cho 1 ca mổ là bao nhiêu? Mong sớm được hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn! (Thu Anh - Hà Nội)
  • Chào Mangyte, BS điều trị nghi ngờ tôi bị xơ vữa động mạch vành sau 10 năm bị tiểu đường. BS chỉ định chụp CT mạch vành cản quang. Mangyte có thể cho biết, tôi cần chuẩn bị gì trước khi chụp. Tôi có đăng ký bảo hiểm y tế tại BV quận 1, TPHCM. Tôi muốn chuyển viện đi chụp CT cản quang tại Hòa Hảo. Vậy cho bảo hiểm có thanh toán khoản này? Xin cảm ơn. (Nguyễn Văn Hải, Quận 1, TPHCM).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY