Dinh dưỡng hôm nay

TP.HCM dốc tâm huyết cho một hệ thống y tế cơ sở phát triển

MangYTe - 119 giáo sư, phó giáo sư, thầy Thu*c tiêu biểu trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực TP.HCM đã tề tựu tham gia cuộc họp mặt do Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam TP.HCM tổ chức nhân dịp kỷ niệm Ngày Thầy Thu*c Việt Nam 27-2.

Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên trao quà cho GS Trương Đình Kiệt và GS Trần Đông A

Tham dự cuộc gặp mặt có bí thư thành ủy tp.hcm nguyễn văn nên, chủ tịch ubnd tp.hcm phan văn mãi, cùng đại diện cơ quan, ban, ngành và các trường đh đào tạo y khoa tại tp.hcm.

PGS.TS Tăng Chí Thượng - giám đốc Sở Y tế TP.HCM - chia sẻ đây là lần đầu TP.HCM tổ chức một cuộc gặp quy mô với các giáo sư, phó giáo sư, các thầy Thu*c tiêu biểu trong một dịp đặc biệt là Ngày Thầy Thu*c Việt Nam 27-2.

Buổi gặp mặt cũng là nơi để các chuyên gia đầu ngành cùng "dốc tâm huyết" về một hệ thống y tế cơ sở phát triển.

Y tế phải như "con chim hai cánh"

PGS.TS Nguyễn Thanh Hiệp - hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch - với bài trình bày tại buổi họp mặt

Khẳng định nghề y là một nghề đặc biệt, PGS.TS Nguyễn Thanh Hiệp - hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch - cho rằng nhân lực ngành y phải đáp ứng yêu cầu về chuyên môn và y đức. Do đó cần được tuyển chọn, đào tạo, đãi ngộ hợp lý để đáp ứng nhu cầu được chăm sóc toàn diện, sống vui, sống khỏe, sống có chất lượng của người dân.

Để đạt được điều đó cần phải có nguồn nhân lực, vai trò của các trường đào tạo, các thầy cô là vô cùng quan trọng. "thầy dương quang trung từng ví ngành y tế như con chim có 2 cánh, 1 cánh y tế chuyên sâu, 1 cánh y tế cơ sở. nếu chỉ phát triển cánh chuyên sâu, đầu tư không tương xứng cho cánh y tế cơ sở thì con chim sẽ bay xà quần, không thể cất cánh lên được.

Qua đại dịch cho thấy y tế cơ sở đang có nhiều lỗ hổng, cần phải sớm củng cố để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân", ông hiệp nói.

GS Trần Diệp Tuấn - chủ tịch hội đồng Trường ĐH Y dược TP.HCM: "Trước nay vẫn thiếu sự kết nối trao đổi giữa người sử dụng nhân lực y tế và người đào tạo nhân lực y tế"

GS Trần Diệp Tuấn - chủ tịch hội đồng Trường ĐH Y dược TP.HCM - cho biết giá trị của việc chăm sóc sức khỏe ban đầu đã được khẳng định rất nhiều lần trong nhiều hội nghị, đặc biệt với các nước đang phát triển.

Ngoài các khuyến cáo còn nguyên giá trị của hơn mấy chục năm qua, đại dịch covid-19 cho thấy rõ hơn lợi ích của việc có một tuyến y tế cơ sở mạnh là điều vô cùng cần thiết.

Đặt vấn đề làm sao để có tuyến y tế cơ sở mạnh, gs.ts trần diệp tuấn nói rằng nếu như hệ thống chăm sóc y tế không đặt hàng thì làm sao hệ thống giáo dục đào tạo đáp ứng được nguồn nhân lực.

"Như vậy mấu chốt muốn làm được điều này, hệ thống sử dụng nguồn nhân lực y tế phải đặt hàng. Trước nay vẫn thiếu sự kết nối trao đổi giữa người sử dụng nhân lực y tế và người đào tạo nhân lực y tế", ông Tuấn nói.

Tiền đề mở ra nhiều giải pháp

Ông phan văn mãi (trái) - chủ tịch ubnd tp.hcm - thăm hỏi các khách mời tại buổi lễ

Ông phan văn mãi - chủ tịch ubnd tp.hcm - chia sẻ đây là hoạt động mang đến sự xúc động mạnh mẽ trong chuỗi hoạt động nhân ngày thầy thu*c việt nam 27-2. đặc biệt, cuộc gặp càng trở nên ấm áp khi có rất nhiều sự chia sẻ, trải lòng đầy tâm huyết của các thế hệ thầy thu*c.

"Hơn cả một cuộc gặp mặt, tôi hy vọng các chia sẻ tâm huyết này sẽ là tiền đề mở ra các giải pháp và tiếp tục được bàn thảo để nâng cao chất lượng y tế của TP", ông Mãi nói.

Ông bày tỏ sự trân quý, tri ân với các thế hệ thầy Thu*c đã nỗ lực suốt thời gian qua. Trong quá trình chống dịch, ông chia sẻ mình nhận được nhiều ý kiến góp ý và tiếp thu để từ đó có các điều chỉnh trong tư duy, cũng như biện pháp chống dịch.

Từ công tác chống dịch, ông phan văn mãi cho biết tp.hcm đã chiêm nghiệm và rút ra nhiều bài học cho việc phát triển kinh tế, các mô hình chăm sóc sức khỏe. theo ông, đào tạo y tế của tp.hcm luôn là điểm sáng của cả nước, đến nay hệ thống đào tạo có nhiều thành tựu vượt bậc, đáp ứng cao nhu cầu về số lượng và chất lượng.

"Mô hình đào tạo nhân lực cho y tế là bài toán đang được đặt ra và cần lời giải thỏa đáng trong thời gian tới. Và hôm nay, một phần của bài toán ấy đã được các chuyên gia đưa ra lời giải.

Các ý kiến này coi như một lần nữa được xốc lên và lãnh đạo TP.HCM sẽ nghiên cứu vận dụng, áp dụng để năng lực của ngành y tế TP phát triển xứng tầm, hội nhập quốc tế với chất lượng ngày càng cao", ông Mãi khẳng định.

Ông nguyễn văn nên (bên trái) - bí thư thành ủy tp.hcm - trò chuyện cùng gs.ts trần ngọc sinh

Các giáo sư, phó giáo sư và thầy Thu*c tiêu biểu chụp ảnh lưu niệm

Ngành y tế còn nhiều thách thức

PGS.TS Tăng Chí Thượng - giám đốc Sở Y tế TP.HCM - chia sẻ, trải qua hơn 45 năm phát triển, ngành y tế TP.HCM đã trải những giai đoạn thăng trầm với nhiều khó khăn, thách thức.

Theo ông, ngành y tế đang gặp một thách thức không nhỏ là phải đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân TP.HCM và cả khu vực phía Nam về số lượng, chất lượng.

TP.HCM hiện tồn tại một nghịch lý đó là mô hình tháp ngược về bác sĩ chuyên khoa và bác sĩ thực hành tổng quát. "Đa số các bác sĩ khi mới tốt nghiệp đều muốn trở thành bác chuyên khoa, thực tế cho thấy lượng chuyên khoa luôn cao hơn nhiều lần so với số bác sĩ thực hành tổng quát và các bác sĩ gia đình.

Với mô hình tháp ngược loại hình bác sĩ hiện nay khiến hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu tại y tế cơ sở sẽ còn gặp nhiều khó khăn khó có thể phát triển được và tình trạng quá tải bệnh viện sẽ còn tiếp diễn", ông thượng phân tích.

'Y tế cơ sở phải tăng ca mới hết việc'

Tto - hiện dịch covid-19 tại tp.hcm đã được kiểm soát, hệ thống y tế cơ sở đã dần khôi phục và trở lại chức năng thường quy như trước đây nhưng nhân viên y tế vẫn còn đối diện với khối lượng công việc khổng lồ.

Tin: HOÀNG LỘC, ảnh: DUYÊN PHAN

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/tp-hcm-doc-tam-huyet-cho-mot-he-thong-y-te-co-so-phat-trien-20220221105040682.htm)

Tin cùng nội dung

  • Với các nghề nghiệp khác, các trí thức bậc cao hiếm khi phải trực tiếp làm các công việc chân tay. Nhưng với thầy Thuốc là ngoại lệ...
  • Bác sĩ bị đè nén đang là vấn để rắc rối của y tế. Họ cần sự giúp đỡ của chúng ta và lòng từ bi. Không đe dọa. Không hạn chế cấp giấy phép. Không được chế giễu công khai...
  • Nhìn thấy những nụ cười tươi tắn nở bừng trên gương mặt người nữ Bác sỹ và gia đình bệnh nhân nọ, tôi thầm nghĩ: càng có nhiều những thầy Thuốc như Bác sỹ Tự thì người dân càng có niềm tin khi vào bệnh viện, yên tâm đặt trọn sức khỏe và tính mạng mình trong tay những lương y như từ mẫu.
  • Và sau 1 năm điều trị, hôm nay tôi cầm bút viết bài viết này từ cảm nhận của một bệnh nhân xin được nói lời cảm ơn đến những người thầy Thuốc có tâm trong sáng và làm việc thiết thực đem lại niềm hy vọng sống cho người bệnh.
  • Ðầu tư cho y tế cơ sở (bao gồm y tế tuyến xã, phường, thị trấn và y tế thôn, bản) gắn với chăm sóc sức khỏe ban đầu và y tế dự phòng là chiến lược chăm sóc sức khỏe đỡ tốn kém
  • Bệnh viện bị nhiều người dân kêu ca. Ngược lại thầy Thuốc thì kêu ca nghề nghiệp bạc bẽo. Thầy Thuốc và người bệnh có vẻ như đang bất bình nhau nên mâu thuẫn và xung đột là không tránh khỏi.
  • Một chiều cuối xuân, chúng tôi có dịp ghé thăm nhà chị Nguyễn Thị Hoa ở xóm Cộng Hòa, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình – người phụ nữ được các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Thái Bình và Khoa Sản Trường đại học Y Thái Bình cứu sống
  • Kể từ khi xuất viện đến nay, cháu Phan Anh học sinh lớp 5G, trường Tiểu học Phương Mai, Hà Nội đã khỏe mạnh và lại được đến trường, nhìn Phan Anh lúc này ít ai nghĩ nếu trước đó bé bị bệnh viêm cơ tim và chỉ chậm vài phút em sẽ không bao giờ ở lại với cuộc sống này.
  • Đã hơn 30 năm làm việc trong ngành y, nhớ lại những ngày mới ra trường với bao bỡ ngỡ, bao khó khăn trong nghề.
  • Hiến máu có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số trường hợp ở người hiến máu có thể có những biểu hiện không mong muốn xảy ra.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY