Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Tránh để trẻ suy dinh dưỡng trong mùa dịch

MangYTe - Mùa dịch COVID-19 kéo dài, các chuyên gia y tế lo lắng xu hướng gia tăng tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, nhất là các trẻ mắc COVID-19 (F0), trẻ có người thân là F0, hay những trẻ sống trong gia đình khó khăn, mất việc.

Tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng có xu hướng gia tăng trong mùa dịch covid-19 - ảnh minh họa: t.t.d.

Chế độ dinh dưỡng trong mùa dịch cần được xây dựng cho phù hợp với tình hình thực tế, từ những nhóm thực phẩm cơ bản nhất.

Cố gắng cho trẻ ăn, không cần thực phẩm cao cấp

Bác sĩ nguyễn thị hoa - nguyên trưởng khoa dinh dưỡng bệnh viện nhi đồng 1, tp.hcm - cho biết để trẻ em không bị thiếu chất và suy dinh dưỡng trong mùa dịch, quan trọng nhất vẫn phải cho trẻ ăn đủ 3 bữa chính.

"Chọn lựa và chế biến món ăn đơn giản nhất, đừng quan trọng vào bất kỳ một thực phẩm cao cấp nào để đua nhau đi tìm, gây hoang mang. Những thực phẩm bình dân cũng vẫn cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ nếu phụ huynh biết cân đối bữa ăn phù hợp", bác sĩ Hoa nói.

Trong thời gian giãn cách xã hội, mỗi gia đình nếu không có điều kiện kinh tế thì có thể dự trữ bốn nhóm thực phẩm cơ bản, bao gồm tinh bột (cơm, ngũ cốc, bánh mì, mì...); chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu...); vitamin, khoáng chất (rau, củ, quả dễ chế biến, trái cây...) và chất béo. Ở các bữa phụ, có thể cho trẻ ăn xen kẽ sữa chua hoặc trái cây đơn giản, dễ mua như chuối chín.

Đối với trẻ em là f0, nhu cầu dinh dưỡng vẫn như trên, tuy nhiên có thể bổ sung một số thực phẩm tăng cường đề kháng. lúc này trẻ sẽ khó ăn hơn, gia đình có thể nấu thức ăn thành dạng lỏng như xúp, cháo, bột có đạm động vật (gà, heo, bò) cùng các loại rau củ. thức ăn lỏng dễ tiêu hóa, cải thiện hệ miễn dịch, đẩy nhanh hiệu quả chống cảm cúm, tạo cảm giác ngon miệng cho trẻ.

Hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt hoặc ăn quá mặn, khuyến nghị lượng đường <5% tổng năng lượng ăn vào. Cần cung cấp đủ nước, tránh uống nước ngọt công nghiệp. Mất nước dẫn đến khô cổ họng, phổi và vòm họng thiếu đi chất nhờn bảo vệ dễ dẫn đến sự xâm nhập của vi khuẩn và virus. Cần thiết, có thể cho trẻ uống sữa tươi và các sản phẩm từ sữa cũng cung cấp nguồn năng lượng, protein dồi dào.

Tránh còi xương

Theo bác sĩ Hoa, vấn đề quan trọng vẫn là tư tưởng ở trẻ và gia đình, nhiều trẻ biếng ăn, kén ăn nếu không phải thực phẩm trẻ thích. Gia đình phải tìm cách cho trẻ tự thân vận động, không nên cầu kỳ, phức tạp hóa bữa ăn. Bên cạnh chăm lo việc ăn uống, mỗi gia đình cũng nên dạy trẻ những cách chế biến thức ăn đơn giản như nấu cơm, luộc trứng, nấu mì... để trẻ có thể tự thực hiện trong các trường hợp không có sự chăm sóc của người lớn.

Định kỳ theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ bằng cân nặng và lượng thức ăn trẻ ăn vào. đánh giá biểu hiện đường tiêu hóa hằng ngày như chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng bởi chúng sẽ làm suy giảm lượng thức ăn và giảm hấp thụ, gây suy dinh dưỡng.

Phải ở nhà trong thời gian dài giãn cách xã hội, nhiều trẻ em đã không thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhất là trẻ em trong các khu nhà trọ, con hẻm kín. Thiếu vitamin D từ ánh sáng mặt trời, trẻ có nguy cơ còi xương, phải làm sao?

Bác sĩ nguyễn thị hoa cho biết nếu cơ thể thiếu vitamin d, đề kháng sinh ra sẽ rất kém, nguy cơ nhiễm covid-19 có thể tăng.

"Tất cả mọi lứa tuổi đều cần vitamin D chứ không riêng trẻ em. Tuy nhiên, khi trẻ em không tiếp xúc nguồn vitamin từ ánh nắng mặt trời sẽ làm giảm sự hấp thụ canxi, gây suy yếu cấu trúc xương dẫn đến còi xương, loãng xương..., thậm chí dẫn đến trầm cảm ở trẻ nhỏ", bà Hoa chia sẻ.

Để tránh xảy ra những tình trạng trên, bác sĩ Hoa khuyến cáo mỗi gia đình nếu khuôn viên của nhà có khu vực bắt nắng thì hãy cho trẻ phơi nắng, với thời gian trước 9h sáng và sau 15h chiều. Ngoài ra có thể bổ sung vitamin D qua các nguồn thực phẩm hằng ngày như cá, trứng, sữa, cá mòi, cá ngừ..., cần thiết có thể dùng các viên uống bổ sung vitamin D được mua từ các nhà Thu*c uy tín.

Dinh dưỡng cho người bệnh covid-19 và gia đình đang là vấn đề được quan tâm, vì hiện có trên 200.000 bệnh nhân đang điều trị. số liệu của bộ y tế cho biết có 11,4% bệnh nhân covid-19 ở tình trạng nặng.

Theo hướng dẫn của bộ y tế, người nhiễm covid-19 cần ăn uống lành mạnh và cân bằng, tập thể dục, ngủ nhiều, tránh sử dụng rượu, bia, M* t*y, đồ uống có chất kích thích.

Trong thời gian qua trung tâm dinh dưỡng bệnh viện bạch mai đã cử các bác sĩ hỗ trợ dinh dưỡng cho bệnh nhân f0 nặng tại bệnh viện bệnh nhiệt đới t.ư...

Nếu bệnh nhân nặng chỉ sử dụng Thu*c mà không tăng cường dinh dưỡng sẽ dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng, suy kiệt, chậm phục hồi và phải nằm viện dài ngày. do đó, các bệnh viện phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng lâm sàng giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi của người bệnh.

Trẻ ở cách ly cần gì?

Ts lưu thị mỹ thục - trưởng khoa dinh dưỡng lâm sàng, bệnh viện nhi trung ương - cho biết nếu bé bệnh mức độ nhẹ ở nhà, chỉ cần ăn đúng, đủ, không cần bổ sung, vẫn phải dùng sữa và bữa ăn đủ 5 trong 8 nhóm thực phẩm, cân đối giữa các nhóm.

Bà thục cũng cho rằng sau dịch covid-19 có thể tỉ lệ suy dinh dưỡng sẽ tăng, do trẻ bú mẹ thì dinh dưỡng của mẹ ở các vùng cách ly cũng không đủ để đảm bảo chất cho bé, trẻ em cũng như vậy. "khi khuyến cáo chung về bổ sung cho trẻ, tôi cho rằng nên hỗ trợ sữa trong các gói thực phẩm hỗ trợ cho các gia đình nghèo ở vùng dịch. đây là bộ phận gặp nhiều khó khăn trong đời sống và nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng" - bà thục cho biết.

L.ANH

CẨM NƯƠNG

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/tranh-de-tre-suy-dinh-duong-trong-mua-dich-20210831090019242.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY