Sức khỏe hôm nay

Tránh được 12 sai lầm “to đùng” này khi cho trẻ ăn dặm, con sẽ phát triển cực nhanh

Nếu cách chăm con và cho con ăn dặm đúng công thức, thường mắc những lỗi dưới đây sẽ khiến con dù ăn nhiều vẫn còi cọc, không chịu lớn.

Cho con ăn quá nhiều đạm

Cung cấp khẩu phần ăn quá nhiều đạm là thói quen sai lầm thường gặp của rất nhiều bà mẹ với mong muốn con có một bữa ăn chất lượng hơn. Tuy nhiên, với cách cho bé ăn thế này vô tình khiến lượng đạm “quá tải” trên cơ thể bé sẽ bị đào thải mà con lại thiếu dinh dưỡng.

Cho trẻ ăn dặm không đúng thời điểm

Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã đưa ra khuyến cáo rằng chỉ nên cho bé ăn dặm khi đủ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng việc bổ sung tinh bột sẽ giúp trẻ mau lớn, nhanh lên cân hoặc vì một vài lý do khác mà cho con ăn dặm khi mới được 4-5 tháng.

Điều này là vô cùng sai lầm vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, khả năng tiêu hóa tinh bột còn kém. Việc nhận được quá ít chất dinh dưỡng có thể gây ra suy dinh dưỡng cho bé. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng nếu ăn dặm trước 4 tháng làm trẻ không ngủ ngon hơn về đêm.

Ngược lại, việc ăn dặm quá muộn (sau 6 tháng tuổi) có thể gây ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của bé, khiến trẻ phản kháng và không chịu ăn thức ăn đặc.

Ép con ăn và bữa ăn kéo dài

Hành trình ăn dặm đòi hỏi tâm lý bé phải thoải mái và vui vẻ. Nếu bắt con ăn nhiều, cố ép bé ăn hết sẽ chỉ làm cho bé sợ ăn, dẫn đến biếng ăn tâm lý về sau sẽ rất khó trị.

Cho bé ăn kéo dài một đến hai tiếng vừa làm vữa chén bột (hoặc cháo) gây khó ăn, vừa dẫn đến thời gian ăn bữa sau quá gần khiến bé chưa cảm thấy đói. Mỗi bữa tốt nhất chỉ nên kéo dài nhiều nhất là 30 phút. Mẹ không ngừng sáng tạo để giúp mỗi bữa ăn của trẻ là sự trải nghiệm và khám phá thú vị.

"Thần thánh hóa" nước hầm xương

Nhiều mẹ quan niệm nước hầm xương ống chứa nhiều canxi, tốt cho sự phát triển. Tuy nhiên, đó là sai lầm vô cùng nghiêm trọng. Trên thực tế, nước xương tạo cảm giác ngon miệng nhưng “nghèo” canxi hơn cả thịt. Chưa kể, trẻ muốn hấp thu được canxi thì tỷ lệ canxi và phospho phải cân đối. Nhưng trong nước xương, lượng phospho rất thấp.

Trong quá trình ninh nấu, chất béo động vật trong tủy xương thoát ra. Đây là những chất béo không tốt gây no, khó tiêu, ức chế hấp thu các chất dinh dưỡng khác.

Nghiền hoặc lọc đồ ăn quá kỹ

Nhiều mẹ có thói quen sợ con không tiêu hóa được nên xay xay, giã giã thực phẩm rồi chỉ lọc lấy nước nấu cho bé ăn. Đây là thói quen sai lầm cơ bản bởi chính chất xơ trong rau củ quả sẽ giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn, lại không bỏ phí một lượng dinh dưỡng còn sót lại trên thực phẩm còn lại. Ngoài ra, lọc hoặc nghiền đồ ăn quá kỹ sẽ khiến bé chỉ biết nuốt chửng mà bỏ qua việc nhai, từ đó không cảm nhận được mùi vị thức ăn. Thậm chí có những bé 3 tuổi đi mẫu giáo nhưng không thể ăn cơm cùng các bạn do ở nhà vẫn được bố mẹ cho ăn cháo, rau củ xay nhuyễn.

Cho bé ăn đủ mọi thứ

Nhiều bà mẹ khi cho trẻ ăn dặm muốn con mình ăn được nhiều loại thức ăn nêu cho bé thập cẩm nhiều thực phẩm khác nhau.

Nhưng do hệ tiêu hoá của trẻ chưa đủ khả năng tiêu hoá một số loại thức ăn, nhất là các loại thức ăn chứa nhiều prôtit, chất đạm, chất béo… Thức ăn không tiêu hoá được có thể gây dị ứng hoặc rối loạn tiêu hoá ảnh hưởng tới sự hấp thu dinh dưỡng của bé.

Không cho dầu vào khẩu phần ăn của bé

Mặc dù chế biến đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhưng nhiều bà mẹ quên rằng dầu ăn cũng cực kỳ quan trọng với bé.

Mỗi bữa ăn mẹ chỉ cần cho thêm 1 muỗng café dầu ăn dành riêng cho trẻ nhỏ là những món ăn dặm dành cho bé sẽ tăng thêm hương vị và đảm bảo các dưỡng chất cần thiết cho bé.

Cho trẻ ăn ít rau

Rau củ cho bé ăn nhiều khi cũng chưa được lựa chọn một cách hợp lý. Trẻ phải được ăn phong phú các loại rau khác nhau thì mẹ lại hay chọn những loại quen thuộc như củ cải, cà rốt, su hào...Theo như các chuyên gia dinh dưỡng thì những loại rau tốt nhất cho trẻ em là loại rau có lá màu xanh sẫm và củ màu vàng.

Không kiên nhẫn khi tập con ăn dặm

Kiên nhẫn tập cho con ăn dặm là điều rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến thói quen ăn uống sau này của trẻ. Nếu không kiên trì tập, mẹ chỉ cho bé ăn cháo xay nhuyễn hoặc những món ăn quen thuộc, lâu dần bé sẽ bị thiếu chất, chán ăn, kén ăn, không biết nhai, không cảm nhận được mùi vị thức ăn và suy dinh dưỡng.

Chỉ cho ăn nước, không ăn cái

Hiện nay ít bà mẹ mắc sai lầm này hơn so với trước đây. Tuy nhiên, vẫn có nhiều bà mẹ ninh xương, nghiền rau, xay thịt chỉ lấy nước, bỏ cái để nấu bột cho con vì nghĩ như thế cũng đủ chất rồi hay sợ trẻ bị hóc, ói. Thực ra, các chất dinh dưỡng, vitamin nằm trong phần xác thực phẩm là chính.

Nấu một nồi cháo ăn cả ngày

Nhiều phụ huynh có thói quen nấu một nồi cháo có đầy đủ thịt, rau từ sáng rồi để bé ăn cả ngày, đến bữa nào lại lấy ra xay rồi nấu lại. Với cách này, cháo bữa sau sẽ có mùi khó chịu, rau giảm chất lượng và chắc chắn trẻ sẽ không thích ăn.

Cho trẻ ăn mặn

Sai lầm lớn nhất chị em hay mắc phải khi nấu cháo cho trẻ là cho thêm quá nhiều gia vị. Theo các chuyên gia, trẻ từ 1 tuổi trở lên mới nên ăn thức ăn có gia vị. Trước đó, trẻ nên ăn thực phẩm với vị nguyên bản. Bởi ăn gia vị sớm dễ gây rối loạn vị giác, nguyên nhân hàng đầu dẫn tới chứng chán ăn và biếng ăn ở trẻ.

Không những vậy, việc ăn quá nhiều muối có thể khiến trẻ dễ mắc các bệnh huyết áp cao, đau tim, đột quỵ và cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sức khỏe không tốt khi còn nhỏ.

Quỳnh Hoa

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/tranh-duoc-12-sai-lam-to-dung-nay-khi-cho-tre-an-dam-con-se-phat-trien-cuc-nhanh-28819/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY