Bác sĩ nguyễn thị diễm hà, khoa cấp cứu, bệnh viện đại học y dược tp hcm cho biết, nguyên nhân gây mùa nắng nóng thường là do sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm không được bảo quản đúng cách, khiến thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc tố hoặc bị biến chất. vì khi thời tiết nắng nóng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nhiều hơn. ngoài ra việc lựa chọn các thực phẩm không tươi, có mầm bệnh, sau đó trữ đông để sử dụng cũng rất nguy hiểm.
Theo bác sĩ hà, tác nhân gây có thể do các độc tố của vi khuẩn, thường gặp là vi khuẩn salmonella, e.coli, do nhiễm virus hay ký sinh trùng. ngoài ra có thể do thực phẩm bị nhiễm độc chất hoá học, chất độc tự nhiên có sẵn trong thực phẩm hoặc do thực phẩm bị hư hỏng, biến chất sinh ra độc tố. tùy theo tác nhân gây độc tố, sẽ có các biểu hiện triệu chứng dạ dày, ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác.
"Nếu ngộ độc ở mức độ nhẹ, cơ thể sẽ bị mất nước, mệt mỏi. Đối với trường hợp bệnh nặng, có thể gây sốc, tổn thương cơ quan và thậm chí Tu vong", bác sĩ Hà cho biết.
Dấu hiệu để nhận biết sớm cơ thể bị thường là buồn nôn, nôn nhiều lần hay nôn liên tục, đau bụng, tiêu chảy, đi tiêu ra máu, sốt. ngoài ra nếu thấy khát nước, khô miệng, co rút cơ, chóng mặt, nước tiểu vàng sậm, tiểu ít hoặc không đi tiểu trong nhiều giờ là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị mất nước nặng.
Khi bệnh tiến triển nặng, sẽ có các triệu chứng như tiêu phân lỏng trên 6 lần ngày, sốt trên 38,5 độ không giảm, ói hoặc đi tiêu ra máu...
Trời dễ làm thực phẩm ôi thiu nên cần sử dụng ngay hoặc bảo quản đúng cách. ảnh: quỳnh trần
Bác sĩ tống minh nhựt, phó trưởng khoa nội tổng quát, bệnh viện đa khoa xuyên á vĩnh long, cho biết khi phát hiện người có dấu hiệu cần gây nôn cho bệnh nhân, nếu họ không thể tự nôn được. bệnh nhân nôn ói càng nhiều càng tốt, để hạn chế chất độc hấp thụ vào máu qua đường tiêu hóa. quá trình gây nôn chú ý cho bệnh nhân nằm đầu cao, nghiêng sang một bên. việc này nhằm tránh chất nôn trào ngược vào đường hô hấp, gây nặng thêm tình trạng ngộ độc.
Sau đó, cho bệnh nhân uống nhiều nước. các loại nước có thể uống được là nước dừa, nước đun sôi để nguội, nước suối, nước cháo hoặc dung dịch oresol. bổ sung nước sẽ giúp bù lại lượng nước cơ thể đã mất do tiêu chảy, nôn ói. cuối cùng là gọi xe cấp cứu hoặc tự đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời. ngoài ra, người nhà nên lấy mẫu nghi ngờ gây ngộ độc, kèm nhãn mác của thực phẩm. các chuyên gia y tế sẽ tiến hành xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây ngộ độc.
Bác sĩ hà khuyến cáo để hạn chế nguy cơ mùa nắng nóng, người dùng nên lựa chọn thực phẩm tươi sống và đã được kiểm định an toàn vệ sinh. đối với các loại thức ăn đã được chế biến sẵn, nên chọn mua những nơi có uy tín, đáng tin cậy, hợp vệ sinh và còn thời hạn sử dụng. nên bảo quản thực phẩm trong điều kiện nhiệt độ thích hợp để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. các loại thịt, cá, hải sản cần phải được bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh.
"Sử dụng thức ăn trong vòng 2 giờ, tốt nhất ăn ngay khi còn nóng, nếu để quá 2 giờ cần bảo quản lạnh và hâm lại trước khi ăn. Ngoài ra, không nên tiếc các thức ăn thừa, cất đi cất lại nhiều lần rồi sử dụng, đây là nguyên nhân thường gặp nhất của ngộ độc thức ăn", bác sĩ Hà nói.
Ngoài ra, bác sĩ khuyên cần chú ý giữ vệ sinh khi chế biến thực phẩm. rửa tay kỹ trước khi chế biến và sau khi có những công việc khác làm gián đoạn. giữ bếp luôn khô ráo sạch sẽ, thường xuyên giặt khăn lau tay, khăn lau bát đĩa và vệ sinh kỹ các dụng cụ nấu nướng, lò nướng, lò vi sóng...