12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Tránh stress để bảo vệ tim

(SKGĐ) Stress là kẻ thù hàng đầu đối với những người mắc bệnh tim và động mạch vành, bởi nó rất dễ dã tới đột quỵ. Vì vậy, phòng ngừa stress là tiêu chí hàng đầu giúp bạn sống lâu và khỏe mạnh hơn.

Bệnh nặng vì chủ quan

Chị Mai 47 tuổi hiện đang làm trưởng phòng kinh doanh của một công ty chứng khoán ở Nguyễn Tri Phương, Q.5, Tp.HCM có tiền sử bị bệnh tim bẩm sinh, nhưng chỉ ở mức độ nhẹ, nên bệnh tình rất ít khi tái phát và không gây ảnh hưởng gì tới sinh hoạt bình thường của chị.

Nhưng thời gian gần đây, do công việc không được thuận lợi, khiến chị Mai thường xuyên bị căng thẳng, tâm lý thất thường không ổn định vì những lên xuống thất thường của thị trường chứng khoán khiến chị quay như chong chóng, người bốc hỏa, dễ nóng giận.

Những lúc như thế, huyết áp của chị Mai lại tăng lên đột ngột, đau tức ngực, khó thở, mặt đỏ bừng... nhiều lần chị Mai phải ngồi thở dốc, sau đó thì rất mệt mỏi. Tuy nhiên, những cơn đau này nhanh chóng qua đi nên chị Mai không quá bận tâm, chỉ tới khi chị Mai bị ngất tại cơ quan phải nhập viện cấp cứu, thì chị mới biết bệnh tình của mình đã tăng lên ở mức độ nguy hiểm tới tính mạng.

Không chỉ riêng chị Mai chủ quan với sức khỏe của mình, mà chị Ngọc 52 tuổi, ở Hoàn Kiếm, Hà Nội cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Chị Ngọc nhập viện trong tình trạng đột quỵ, khó thở, đau ngực. Theo như gia đình chị Ngọc cho biết: “Chị Ngọc có tiền sử bệnh tim, nhưng chỉ ở độ 1 nên không đáng ngại nên chị cũng ít khi quan tâm tới bệnh tật. Nhưng gần đây, do chồng chị Ngọc làm ăn thua lỗ, kinh tế gia đình sa sút, nên chị thường xuyên bị stress, mất ngủ, chán ăn dẫn tới tình trạng bị đột quỵ”.

Stress rất nguy hiểm cho tim

"Căng thẳng trong công việc có liên quan tới nguy cơ gia tăng bệnh tim mạch và đột quỵ lên tới 23%". - Theo nghiên cứu của nhà dịch tễ học Mika Kivimaki tại Đại học College London (Anh).

Theo BS. Nguyễn Văn Phương (Khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện TW Quân đội 108, Hà Nội): Stress rất nguy hiểm với những người mắc bệnh tim mạch và động mạch vành. Vì khi không kiềm chế được sự căng thẳng cũng như giận dữ, người bệnh sẽ dễ bị đột quỵ dẫn tới liệt tứ chi, thậm chí tử vong. Vì vậy, việc phòng ngừa stress là một trong những tiêu chí hàng đầu để người mắc bệnh tim mạch giảm bệnh.

Khi bị stress, người bệnh thường cảm thấy cơn co thắt sâu bên trong ngực và càng đau hơn khi hít thở sâu. Tuy nhiên, chứng đau thắt ngực liên quan đến bệnh tim xảy ra thường xuyên hơn và mỗi lần đau sẽ rất ngắn.

Nguyên do, khi mảng bám tích tụ trong động mạch vành, nó tước đi phần máu dành cho cơ tim khiến cơ tim bị ép lại. Hầu hết những người bị đau thắt ngực thường xuất hiện triệu chứng này khi tim chịu thêm áp lực, chẳng hạn như tập thể dục hoặc căng thẳng.

Nếu được chẩn đoán chứng bệnh này, bạn nên nghỉ ngơi, dùng thuốc để giúp thư giãn các động mạch vành và mạch máu khác, tăng cung cấp máu cho tim và giảm bớt khối lượng công việc của nó.

Tránh stress - giảm nguy cơ đột quỵ

Để những nguy hiểm khỏi rình rập bạn, hãy hãy biết cách phòng tránh stress bằng một số cách sau:

Thiền: Người bệnh có thể cân bằng tâm lý bằng cách ngồi thiền từ 15-30 phút/ngày, trong một không gian yên tĩnh với một chút âm nhạc nhẹ nhàng giúp bạn tạo nên không khí thanh bình để khống chế stress, thư giãn.

Khi ngồi thiền người bệnh cố gắng hít thở thật sâu, thở đúng và thả lỏng cơ thể, để cho những bực tức, lo lắng… được xua tan đi. Đây cũng là một phương pháp hiệu quả để kiềm chế stress. Bởi nếu bạn hít thở từ 15 lần/phút trở lên là báo hiệu bạn đang trong trạng thái stress, còn nếu bạn hít thở từ 8-10 thì cơ thể bạn hoàn toàn bình thường.

Ngủ đủ giấc: Người bệnh nên đảm bảo ngủ đủ giấc, duy trì giấc ngủ 6-8 tiếng/ngày. Chất lượng giấc ngủ cũng rất quan trọng để làm giảm huyết áp và nồng độ hormone trong cơ thể một cách tự nhiên. Từ đó giúp người bệnh giảm nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, và các bệnh tim mạch.

Vận động: Mỗi ngày người bệnh nên dành một chút thời gian để vận động như đi bộ, tập yoga, thái cực quyền… Thường xuyên vận động sẽ giúp người bệnh có thể làm giảm các hormone gây căng thẳng, giúp nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Vì vậy, người bệnh nên dành chút thời gian để thả lỏng tâm trạng, loại bỏ căng thẳng, thư giãn, giảm stress.

Ngoài ra, việc vận động còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, tăng cường sức khoẻ tim mạch. Các loại hình vận động nhẹ nhàng giúp đẩy nhanh nhịp tim và thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu trong toàn cơ thể. Người bệnh nên tự lập một thời gian biểu phù hợp để luyện tập mỗi ngày giúp tăng cường sức khoẻ.

Ăn uống: Cân bằng chế độ ăn uống, duy trì cân nặng còn giúp ổn định lượng đường máu, và còn cải thiện tâm trạng bất ổn của người bệnh, giảm stress, tăng cường lưu thông máu giảm áp lực cho tim.

- Nên ăn ít thịt đỏ và các thực phẩm gia công, ăn nhiều rau quả, thịt gia cầm, cá, và thực phẩm toàn mạch không chỉ giúp bạn duy trì cân nặng, giảm cholesterol, sẽ có lợi cho hệ tim mạch.

- Hạn chế uống các thức uống có ông và chứa chất caffein khiến cơ thể dễ bị kích thích, gây hưng phấn thần kinh giao cảm làm tăng nồng độ hormone áp lực. Loại hormone áp lực này sẽ gây ra cảm giác tức tối, hồi hộp, khó chịu, kìm chế kém...

Theo chuyên đề

Sức khỏe gia đình (NXB Y học)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/tranh-stress-de-bao-ve-tim-16071/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY