Hô hấp hôm nay

Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây Tu vong

Trong lúc bú mẹ, cháu T.Đ.T. (2 tháng tuổi, TP HCM) bị sặc sữa, tím tái và ngưng tim, được cấp cứu ở Bệnh viện Nhi Đồng 1. Các bác sĩ phát hiện cháu trào ngược dạ dày thực quản bẩm sinh. T. đã qua đời giữa tháng 6 do biến chứng viêm phổi.

Trẻ có thể bị trớ ngay trong khi ăn.

Ngay từ khi chào đời, cháu T. đã hay bị sặc sữa mỗi khi bú nhanh. Người nhà nghĩ đó là chuyện bình thường nên không đưa đi khám. Sau khi vào Bệnh viện Nhi Đồng 1, các bác sĩ đã hướng dẫn gia đình cho cháu ăn bằng cách bơm ống thông mũi - dạ dày hoặc đút từng muỗng một. Tuy nhiên, chứng viêm phổi quá nặng do hít phải dịch trớ đã lấy đi mạng sống của cháu sau 4 ngày nhập viện.

Chứng trào ngược dạ dày thực quản của cháu T. khá phổ biến ở trẻ em. Đó là tình trạng dịch tiết dạ dày trào ngược lên thực quản. Nó có thể là hiện tượng S*nh l*, cũng có khi là triệu chứng của một bệnh nào đó. Chính vì vậy nên nhiều bậc cha mẹ xem thường và để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Trào ngược dạ dày thực quản S*nh l* xảy ra do trẻ ăn quá no, nuốt hơi nhiều trong khi bú. Trong trường hợp này, trẻ sẽ trớ ngay sau bữa ăn hoặc lúc đang bú, số lần bị rất ít, thoáng qua hoặc mỗi ngày một lần. Bản thân chứng trào ngược S*nh l* không nguy hiểm nhưng có thể gây sặc và dẫn đến Tu vong do tắc đường thở, cần được cấp cứu nhanh.

Theo bác sĩ Cam Ngọc Phượng, Trưởng khoa Hồi sức Sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 1, nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản bẩm sinh là trương lực cơ vòng co bóp thực quản quá yếu, không giữ được thức ăn lại trong dạ dày. Hiện tượng này thường gặp ở trẻ sinh non và trẻ bại não. Trào ngược cũng hay gặp trong nhiều bệnh lý nhi khoa như bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, tai mũi họng, viêm não hoặc chấn thương sọ não.

Trong trào ngược bệnh lý, triệu chứng này xảy ra thường xuyên, thường là khi thay đổi tư thế. Trẻ có thể bị nôn ra máu, nuốt khó, khóc nhiều, từ chối bú, uốn éo vặn người... Theo bác sĩ Phạm Thị Ngọc Tuyết, Trưởng khoa Tiêu hóa 2 Bệnh viện Nhi Đồng 2, trào ngược dạ dày thực quản có thể lại gây ra nhiều biến chứng nặng nề nếu trẻ không được điều trị sớm. Dịch dạ dày có axít nên lâu ngày sẽ gây loét niêm mạc thực quản, dẫn đến hẹp thực quản. Từ đó, trẻ sẽ bú khó, nuốt đau và ngày càng nôn nhiều hơn. Đến lúc trẻ ọc sữa hoặc thức ăn qua đường mũi thì bệnh đã ở giai đoạn nặng. Nếu trào ngược xảy ra trong lúc trẻ ngủ nằm đầu thấp, không được phát hiện kịp thời cũng dẫn đến Tu vong do tắc thở.

Vì vậy, theo bác sĩ Tuyết, trẻ bị trào ngược cần được đi khám sớm. Nếu được điều trị trước 12 tháng tuổi, cơ vòng thực quản sẽ co bóp trở lại như trẻ bình thường. Sau thời điểm này, khả năng khỏi bệnh rất thấp, trẻ dinh dưỡng không đủ nên chậm phát triển, đề kháng kém và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.

5 nguyên tắc chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản

- Chia khẩu phần thành nhiều bữa nhỏ và nên cho trẻ ăn đặc hơn bình thường để không bị trào.

- Tránh môi trường có khói Thu*c lá, không cho trẻ dùng những thức ăn có chất kích thích như chocolate, nước trà, cà phê. Cho trẻ ăn đồ dễ tiêu để hạn chế tình trạng đầy hơi.

- Khi ngủ, đặt trẻ nằm ở tư thế đầu ngửa cao, đầu - ngực - cổ thẳng trục.

- Cho trẻ đi lại nhiều hơn nằm vì tư thế nằm dễ gây trào ngược. Mặt khác, ở trẻ nằm nhiều, trương lực cơ toàn thân, trong đó có cơ vòng thực quản, sẽ yếu hơn những trẻ khác, dễ dẫn đến trào ngược.

- Khi trẻ trào ngược có biểu hiện tím tái, ngưng thở, cần kích thích thở bằng cách vuốt nhẹ lưng và xoa lòng bàn chân. Nếu trẻ sặc sữa, phải vỗ lưng và cho nằm nghiêng để sữa trào ra. Ngay sau khi sơ cứu, cần đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất.

(Theo Người Lao Động)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/trao-nguoc-da-day-thuc-quan-co-the-gay-tu-vong-2257535.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY