Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Trẻ bị viêm da cơ địa nên kiêng các loại thực phẩm sau

Trẻ bị viêm da cơ địa nên kiêng gì và ăn gì là thắc mắc được nhiều mẹ quan tâm. Để bệnh của bé nhanh khỏi, mẹ cần tránh cho bé ăn các thực phẩm sau

đối với bé bị viêm da cơ địa, một số thực phẩm có thể trở thành nỗi ám ảnh của bé vì chúng có thể kích hoạt bệnh bùng phát dữ dội hơn. vậy trẻ bị viêm da cơ địa nên kiêng gì? tránh các loại thực phẩm sau sẽ giúp bệnh tình của bé nhanh lành hơn.

Trẻ bị viêm da cơ địa nên kiêng gì?

Khi bị viêm da cơ địa, hệ miễn dịch của bé rất nhạy cảm và dễ tấn công nhầm vào hàng rào bảo vệ da gây nên hiện tượng viêm da, nổi sẩn đỏ, phù nề khiến bé ngứa ngáy khó chịu. việc sai lầm trong khâu lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày của bé có thể khiến các triệu chứng bệnh bùng phát dữ dội hơn.

Dưới đây là danh sách các thực phẩm trẻ bị viêm da cơ địa không nên ăn. các mẹ nên ghi chép lại và tránh cho bé dùng.

1. Hải sản

Hải sản là nhóm thực phẩm không được khuyến khích sử dụng cho các bé đang bị bệnh viêm da cơ địa. chúng cung cấp nguồn protein phong phú là một chất quan trọng tham gia vào quá trình chuyển hóa trong cơ thể. tuy nhiên, một số loại protein lạ được tìm thấy trong nhóm thực phẩm này khi vào cơ thể sẽ kích thích sản sinh nhiều kháng thể khiến hệ miễn dịch của bé bị ức chế và hình thành nên phản ứng dị ứng.

Thêm vào đó, hải sản còn chứa nhiều histamin – một chất trung gian hóa học góp mặt trong phản ứng dị ứng. Sự hiện diện của chất này có thể khiến da bé bị viêm nhiễm, nổi nhiều sẩn đỏ và ngứa ngáy dữ dội hơn.

Chính vì vậy, nếu bé đang bị viêm da cơ địa, mẹ không nên cho con ăn các loại hải sản. đặc biệt là tôm, cua, mực, hàu, sò…

2. Trẻ bị viêm da cơ địa không nên ăn thịt đỏ

Không thể phủ nhận thịt đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng quý giá cho sức khỏe nhưng đây lại là nguồn thực phẩm không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ bị viêm da cơ địa. nghiên cứu cho thấy, khoảng 80% người bị viêm da cơ địa có biểu hiện nghiêm trọng hơn sau khi ăn thịt đỏ, đặc biệt là thịt bò, thịt dê, thịt cừu hay thịt trâu.

Ngay cả khi bệnh viêm da cơ địa của bé đã được chữa khỏi hoàn toàn, mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ dùng vì nếu ăn quá nhiều, bệnh có nguy cơ bị tái phát trở lại rất cao.

3. Trứng gà

Thành phần protein trong chứng gà được xác là thủ phạm gây bệnh viêm da cơ địa cho nhiều đối tượng. hệ miễn dịch của bé còn khá non yếu nên rất dễ có những phản ứng tiêu cực khi ăn trứng gà khiến trẻ bị nổi sẩn ngứa khắp người.

Ngoài trứng gà, mẹ cũng không nên cho bé ăn thịt gà, đặc biệt là da gà. thực phẩm này có tính nóng, lại chứa nhiều chất béo nên khi ăn có thể gây ngứa nhiều hơn và ảnh hưởng không tốt đến quá trình hồi phục tổn thương trên da.

4. Thực phẩm lên men

Nếu đang thắc mắc “trẻ bị viêm da cơ địa nên kiêng gì” thì đây chính là một gợi ý cho mẹ. ngoại trừ sữa chua thì các loại rau củ quả được lên men theo hình thức muối chua đều không nên xuất hiện trong bữa ăn của bé.

Trong quá trình lên men, thực phẩm có thể sản sinh ra một số độc tố khiến phản ứng dị ứng dưới da bị kích hoạt và làm trầm trọng thêm triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ. thêm vào đó, các món muối chua còn chứa nhiều muối có thể làm gia tăng gánh nặng cho thận của bé, cản trở đến chức năng đào thải chất độc của cơ quan này.

5. Thức ăn nhanh không tốt cho trẻ bị viêm da cơ địa

Hầu hết trẻ em đều thích những món này vì chúng khá hấp dẫn lại kích thích vị giác của bé. Nhiều mẹ cũng lấy gà rán hay khoai tây chiên để dỗ dành con khi bé khó chịu trong người.

Thói quen này khá tai hại bởi những thức ăn này sử dụng khá nhiều dầu mỡ trong quá trình chế biến. Chất béo có thể làm tăng nhiệt độ trong cơ thể, cản trở máu lưu thông đến tổn thương và khiến hệ miễn dịch của bé bị suy giảm. Đây chính là lý do mà các mẹ không nên cho con ăn thức ăn nhanh.

6. Sữa

Trong sữa chứa một số loại protein là có thể khiến phản ứng dị ứng tăng nặng khiến bệnh viêm da của bé diễn biến phức tạp hơn. tương tự, mẹ cũng nên cắt giảm các sản phẩm từ sữa như phô mai, pho mát trong bữa ăn của bé.

7. Đồ ngọt

Trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt có thể làm tăng đường trong máu, làm tổn thương trên da lâu lành. Vì vậy, mẹ cần hạn chế nêm đường vào trong thức ăn của bé hoặc cho trẻ ăn nhiều bánh kẹo, uống nước ngọt.

Thực phẩm tốt cho trẻ bị viêm da cơ địa

Bên cạnh việc tìm hiểu trẻ bị viêm da cơ địa nên kiêng gì thì mẹ cũng cần nắm rõ những thực phẩm có lợi cho bệnh tình của bé để xây dựng chế độ ăn uống cho phù hợp. dưới đây là những nhóm thực phẩm được khuyên dùng cho trẻ:

1. Thực phẩm giàu vitamin A, B, E

Nếu như vitamin A có tác dụng cải thiện khả năng miễn dịch cho bé thì vitamin B lại hoạt động tích cực trong việc tái tạo các tế bào da. Cùng với đó, vitamin E giúp dưỡng ẩm, làm dịu cơn ngứa, hạn chế những tổn thương trên da.

Những loại vitamin này được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm dưới đây:

    Cà rốt

2. Thực phẩm chứa axit béo omega 3

Axit béo omega 3 thường có nhiều trong các loại cá béo như cá chép, cá thu, cá hồi, hạt lanh, hạt óc chó, đậu nành… Chất này có tác dụng kháng viêm, làm tăng tính liên kết của các mô, giảm hiện tượng sưng ngứa, tạo điều kiện cho tổn thương trên da bé nhanh lành.

3. Ăn sữa chua tốt cho trẻ bị viêm da cơ địa

Sữa chua cung cấp một lượng lớn các vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa cùng nhiều loại vitamin và khoáng tố thiết yếu cho sức khỏe. Tất cả đều góp phần quan trọng trong việc cải thiện chức năng tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch của trẻ, đẩy nhanh quá trình hồi phục ở khu vực da bị ảnh hưởng.

4. Dưa hấu

Dưa hấu là loại trái cây được đánh giá cao về khả năng giải nhiệt. ngoài ra nó còn bổ sung nhiều nước và các chất có khả năng thải đổi, kháng viêm tự nhiên. trẻ ăn dưa hấu trong thời gian bị viêm da cơ địa sẽ hỗ trợ kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh.

5. Nghệ

Nghệ sở hữu thành phần curcumin dồi dào. khoa học đã chứng minh curcumin có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa cực mạnh. thêm một chút nghệ vào trong thức ăn hay sữa của bé sẽ giúp giảm thiểu những tổn hại trên da do tác động của các gốc tự do, đồng thời rút ngắn thời gian điều trị bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em.

6. Trẻ bị viêm da cơ địa nên ăn cần tây

Một số trẻ có thể không thích mùi vị của cần tây nhưng đây lại là thực phẩm lý tưởng cho trẻ bị viêm da cơ địa. loại rau này cung cấp vitamin c giúp chống viêm da, làm tăng sức đề kháng và ức chế phản ứng dị ứng trong cơ thể.

Nếu bé không thể ăn cả xác cần tây, mẹ có thể ép nước cùng một số loại trái cây khác để trẻ dễ uống hơn.

Những thông tin bài viết vừa cung cấp chính là câu trả lời cho vấn đề “trẻ bị viêm da cơ địa nên kiêng gì và ăn gì”. việc tuân thủ một chế độ ăn kiêng khoa học kết hợp với phương pháp điều trị đúng đắn và vệ sinh da cho bé thường xuyên chính là chìa khóa hữu hiệu giúp trẻ nhanh chóng đẩy lùi căn bệnh khó chịu này.

Có thể bạn chưa biết

    Cách chữa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh & chăm sóc bé
  • Giải đáp những câu hỏi về bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/tre-bi-viem-da-co-dia-nen-kieng-cac-loai-thuc-pham-sau)

Tin cùng nội dung

  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Bệnh tổ đỉa là bệnh viêm da đặc biệt, chủ yếu ở bàn tay, bàn chân. Bệnh chưa xác định được nguyên nhân. Nhưng nghiên cứu cho thấy, người có cơ địa dị ứng, có sang chấn thần kinh dễ nhạy cảm với các dị nguyên: hóa chất, cao su, xà phòng, nước hoa, một số chất trong mỹ phẩm, đồ ăn, thức uống hoặc thay đổi khí hậu, vân vân.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Các chuyên gia về vệ sinh cảnh báo mặc đồ ngủ quá 1 tuần không giặt có thể dẫn đến viêm da, viêm bọng đái và thậm chí bị nhiễm vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin).
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY