Theo tiến sĩ Lisa Lim Su Li - giám đốc lâm sàng và nhà nghiên cứu bệnh học ngôn ngữ cao cấp tại The Speech Practice, đồng thời cô còn là thành viên của Hiệp hội Ngôn ngữ và Thính giác của Singapore, chỉ tay bằng ngón trỏ là cách để trẻ cung cấp manh mối về những gì bé muốn và nó tạo ra cơ hội giao tiếp trước khi con biết nói.
Đối với các cha mẹ, chỉ tay là một hành động đơn giản, nhưng đối với trẻ, đó là cả một sự thay đổi lớn đầy tính phức tạp. Tiến sĩ Lisa chia sẻ chỉ tay nghĩa là trẻ đã nhận thức được sự kiện trong quá khứ và tương lai.
Nếu trước kia trẻ chỉ biết dùng tiếng khóc để biểu đạt mong muốn của mình thì bây giờ con có thể chỉ thứ con muốn mà không cần phải biết nói. Hoặc khi cha mẹ chỉ tay, trẻ sẽ nhanh chóng nhận ra rằng cha mẹ đang cố nói với mình điều gì đó.
Ngoài ra, trẻ còn nhận biết được sự tồn tại của người hoặc vật có còn ở đó hay không.
Mặc dù tốc độ phát triển của mỗi đứa trẻ là khác nhau nhưng thông thường trẻ sẽ biết chỉ tay khi ở độ 7 – 15 tháng tuổi. Ban đầu, trẻ sẽ chỉ bằng toàn bộ bàn tay của mình nhưng sau một thời gian, con sẽ bắt đầu sử dụng ngón trỏ để chỉ.
Bên cạnh đó, tiến sĩ Lisa còn cho biết trẻ sẽ chỉ tay bằng ngón trỏ nhằm diễn đạt 3 mục đích:
- Chỉ điểm khai báo: Khi trẻ muốn chỉ cho cha mẹ thấy thứ gì đó khiến con thích thú.
- Chỉ điểm bắt buộc: Khi trẻ muốn cha mẹ mang đến cho mình một thứ gì đó như bánh, đồ chơi…
- Chỉ điểm chú ý: Đây là một cột mốc phát triển lớn vì trẻ bắt đầu chỉ vào những thứ để thu hút sự chú ý của cha mẹ.
Tiến sĩ Lisa cho biết những đứa trẻ biết chỉ tay sớm thường có các kỹ năng ngôn ngữ, khả năng học tập tốt hơn khi lớn lên. Vì việc chỉ tay giúp con kết nối các từ với đối tượng mà con tiếp xúc hàng ngày.
Thế nên, các cha mẹ hãy khuyến khích con thực hành động tác này hàng ngày bằng cách:
- Chỉ tay vào đồ vật: Khi đọc sách cho con nghe, cha mẹ hãy chỉ vào những hình ảnh có ở trong sách và đọc tên của chúng. Khi cùng con đi dạo chơi bên ngoài, cha mẹ cũng có thể chỉ con cái lá, ngọn cỏ, bông hoa, máy bay, xe ô tô…
- Cho con được quyền chọn lựa: Cha mẹ hãy trao cho con quyền được chọn món ăn, quyền được đi đôi giày nào vào buổi sáng, hay chọn món đồ chơi nào. Việc này sẽ khuyến khích trẻ chỉ tay nhiều hơn, từ đó khả năng ngôn ngữ, học tập của con cũng sẽ tốt hơn.
Nguồn: Parenting
Chủ đề liên quan:
cột mốc phát triển của trẻ lần đầu làm mẹ phát triển kỹ năng phát triển ngôn ngữ phát triển vận động cho bé sự phát triển của trẻ sơ sinh