Chuyên gia giáo dục đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng xung quanh vấn đề dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non hiện đang được các phụ huynh rất quan tâm.
Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh hiện rất băn khoăn về việc cho trẻ mầm non
học tiếng anh có phải là quá sớm hay không.
Vì vậy, ban quản lý Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 và Cao đẳng Sư phạm Trung ương đã tổ chức hội thảo tiếng Anh trong trường mầm non - thực tiễn và giải pháp và thu được nhiều ý kiến góp ý hiệu quả.
TS Christine Chen, Chủ tịch Hiệp hội mầm non thế giới cho rằng khi trẻ được học thêm một ngoại ngữ, một thế giới khác sẽ mở ra trước mắt trẻ. Trẻ hiểu được cách mọi người nói, mọi người làm ở thế giới đó và được tư duy ban đầu về thế giới, giúp các em có tầm nhìn rộng mở hơn.
Tại Singapore, Bộ trưởng Giáo dục đã đề xướng chương trình tập trung hỗ trợ phát triển ngôn ngữ qua việc đọc (FLAiR) vào năm 2007.
Đây là chương trình hỗ trợ đọc và viết sớm cho trẻ 5 tuổi nhằm tập trung phát triển kỹ năng nghe, nói cho trẻ. Chương trình được phát triển dựa trên những điều chúng ta biết về cách mà trẻ em học thêm một ngoại ngữ khác.
"Ngôn ngữ được tiếp nhận chứ không được dạy, vì vậy
học tiếng anh là một việc vui vẻ, thú vị. Trẻ cần có môi trường tương tác với ngôn ngữ. Mong ước của tôi là tiếng Anh được mọi người sử dụng mỗi ngày khi chúng ta học cùng trẻ, biến việc sử dụng tiếng Anh thành công cụ quen thuộc mỗi ngày", TS Christine Chen nói.
Cũng có cùng quan điểm này, ông Nguyễn Quốc Hùng, chuyên gia về giảng dạy tiếng Anh ở Việt Nam, đưa ra một thực trạng: “Nhiều phụ huynh rất quan tâm và đầu tư tiền bạc cho trẻ từ lứa tuổi mầm non
học tiếng anh. Nhưng đa số phàn nàn rằng con mình vẫn không nói được tiếng Anh”.
Theo ông Hùng, điều này cho thấy việc dạy
học tiếng anh cho trẻ mầm non chưa thật sự hiệu quả. Việc này liên quan tới điều kiện, chất lượng giáo viên, nhưng chủ yếu là do hình thức, nội dung dạy học chưa phù hợp với lứa tuổi.
Ông Nguyễn Quốc Hùng cho rằng cần phải tạo ra một lớp
học tiếng anh vui nhộn, luôn luôn hoạt động, để trẻ có môi trường nói tiếng Anh tự nhiên, linh hoạt.
Bên cạnh những câu chuyện thực tế, TS Đặng Lộc Thọ, Hiệu trưởng Cao đẳng Sư phạm trung ương cho biết, các kết quả nghiên cứu trên thế giới đã làm sáng tỏ luận điểm trẻ mầm non hoàn toàn có khả năng làm quen thêm ngôn ngữ thứ hai ngoài tiếng mẹ đẻ.
Hoạt động cho trẻ làm quen tiếng Anh trong trường mầm non tác động tích cực đến các lĩnh vực phát triển như ngôn ngữ mẹ đẻ, vận động, tình cảm, nhận thức, kỹ năng xã hội.
"Việc cho trẻ tiếp cận với tiếng Anh ngay từ lứa tuổi mẫu giáo là cần thiết, nhằm đẩy mạnh học tập và tăng khả năng giao tiếp", TS Thọ nói.
Ông Thọ cũng cho biết nghiên cứu về sự phát triển của não trẻ đã khẳng định các giai đoạn phát triển của trẻ thuận lợi cho sự lĩnh hội của ngôn ngữ.
Các nghiên cứu khoa học đã chứng tỏ trẻ mẫu giáo có khả năng học ngoại ngữ, trẻ "song ngữ" có ưu thế về nhận thức, văn hoá và tài chính. Trẻ "song ngữ" thường ý thức và nhạy cảm hơn với các cấu trúc ngôn ngữ, khả năng này được chuyển dịch sang kỹ năng đọc viết ban đầu và các kỹ năng phi ngôn ngữ.
"Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Pháp và Canada cho biết trẻ từ 7 tháng tuổi có thể học, hiểu hai ngôn ngữ dù cấu trúc ngữ pháp của chúng rất khác nhau", thầy Thọ cho hay.
Từ những kết quả nghiên cứu của thế giới, Hiệu trưởng Cao đẳng Sư phạm Trung ương cho rằng, lĩnh hội ngôn ngữ là quá trình tự nhiên ở lứa tuổi nhỏ. Trẻ mẫu giáo được coi là giai đoạn thuận lợi nhất để tiếp thu ngoại ngữ do sự hình thành các quá trình nhận thức và ghi nhớ tài liệu ngôn ngữ một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn những giai đoạn tiếp theo; trẻ có sự tự nhiên của các động cơ giao tiếp và không có các rào cản ngôn ngữ như sự sợ hãi, ức chế.
"Cao đẳng Sư phạm Trung ương đã thử nghiệm cho trẻ làm quen với tiếng Anh tại ba trường mầm non thực hành. Kết quả cho thấy trẻ hào hứng, tích cực tham gia các hoạt động với tiếng Anh và muốn được làm quen với tiếng Anh", TS Thọ nói.
Chia sẻ tại hội thảo, TS Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng nên khuyến khích trẻ tiếp cận với tiếng Anh càng sớm càng tốt, vì đây là một trong những phương tiện cần thiết cho lao động trẻ sau này, trong bối cảnh hội nhập.