Hãy cố gắng trò chuyện với con nhiều nhất có thể, dù rằng chủ đề nói chuyện có thể chỉ là những vấn đề đơn giản, bình thường. Và để bắt đầu cuộc đối thoại, hãy thử hỏi con những câu như: “Giờ thì hai mẹ con mình sẽ đi dạo ở bên ngoài, con có muốn thấy đàn chim bay lượn không? Hay con muốn ngắm những bông hoa đẹp?”.
Ngay khi mới dạy con tập đọc bảng chữ cái hay khi đọc truyện tranh, kể truyện cổ tích cho con nghe, các bậc phụ huynh cần đảm bảo đọc to, rõ chữ để con có thể ghi nhận cả âm thanh lẫn ngữ nghĩa. điều này sẽ rất tốt cho sự của con.
Trong những năm đầu đời, con trẻ nên tránh tiếp cận với các thiết bị điện tử vì điều này sẽ ảnh hưởng tới khả năng tương tác, phản ứng, nghe và nói của con.
Công viên, bảo tàng, vườn bách thảo… đều có thể mở ra những không gian, thế giới mới cho con trẻ. Nhờ đó, con sẽ thấy tò mò và học cách đưa ra các câu hỏi cũng như mong muốn được giao tiếp, chia sẻ với mọi người.
Hãy nhớ trình độ của cha mẹ vượt xa con trẻ và vì vậy, khi nói chuyện với con, cha mẹ nên dùng những từ ngữ dễ hiểu, đơn giản. nếu dùng từ trừu tượng hay khó hiểu, hãy tận tình giải thích cho con. và khi con nói sai, đừng tỏ thái độ chế giễu mà hãy từ tốn sửa lỗi sai cho con, uốn nắn con phát âm, trò chuyện thật chính xác.
Hãy nhớ rằng ngay cả khi con đã phát âm đúng, con vẫn cần phải lặp lại vài lần và tập sử dụng cả câu để ghi nhớ ngữ nghĩa cũng như cách dùng từ. Đừng thiếu kiên nhẫn mà hãy đảm bảo rằng con có đủ thời gian luyện tập cho ngôn ngữ.
Đừng ngần ngại giới thiệu từ mới cho con, ngay cả khi con không thể hiểu rõ. Dần dần, con sẽ biết cách sử dụng từ ngữ và trở nên thuần thục hơn.
Việc nghe các bài hát có ca từ giản đơn sẽ giúp con học từ mới nhanh hơn và ghi nhớ dễ dàng hơn. Ngoài ra, đừng ngại ngần đặt câu hỏi cho con để khuyến khích con biểu đạt, bộc bạch bằng lời nói.
Theo Dân trí/Mom
Chủ đề liên quan:
kỹ năng kỹ năng ngôn ngữ làm cha mẹ ngôn ngữ nuôi dạy trẻ phát triển phát triển ngôn ngữ