Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Trẻ có thể bị IQ thấp nếu sản phụ sử dụng phải hóa chất trong các sản phẩm tiêu dùng

(MangYTe) - Một nghiên cứu chỉ ra các bà mẹ sử dụng phải hóa chất nguy hại trong các sản phẩm tiêu dùng như hộp nhựa, mỹ phẩm,... trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể khiến IQ của trẻ thấp hơn.

Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Y khoa Icahn (Mount Sinai) và Đại học Karlstad (Thụy Điển), việc sản phụ tiếp xúc với hỗn hợp những hóa chất nghi ngờ gây rối loạn nội tiết có trong nhiều sản phẩm tiêu dùng trong ba tháng đầu của thai kỳ có thể khiến IQ ở trẻ em 7 tuổi thấp hơn.

Nghiên cứu được công bố trên Environment International và là một trong những nghiên cứu đầu tiên về các hỗn hợp hóa chất nghi ngờ phá vỡ nội tiết liên quan đến sự phát triển của thần kinh.

Trong nghiên cứu về bà mẹ và trẻ em Thụy Điển (được gọi là SELMA), các nhà khoa học đã đo được 26 hóa chất trong máu và nước tiểu của 718 sản phụ trong 3 tháng đầu mang thai.

 Phụ nữ mang thai tiếp xúc với hóa chất trong các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày như đồ nhựa, mỹ phẩm, xà phòng,... có thể khiến trẻ sinh ra có IQ thấp hơn. (Ảnh minh họa)

Những hóa chất này bao gồm bisphenol A (BPA), được tìm thấy trong hộp đựng thức ăn và đồ uống bằng nhựa, cũng như Thu*c trừ sâu, phthalates và các hóa chất khác có trong các sản phẩm tiêu dùng. Một vài hóa chất trong số đó được biết là làm gián đoạn hoạt động nội tiết (hormone) ở người; một số khác bị nghi ngờ làm gián đoạn nội tiết vì chúng có chung đặc điểm hóa học với những loại chất gây hại đã được biết đến.

Các nhà nghiên cứu sau đó đã theo dõi các đứa trẻ 7 tuổi và phát hiện ra rằng những bà mẹ có lượng hóa chất cao hơn trong cơ thể khi mang thai dễ khiến con có chỉ số IQ thấp hơn, đặc biệt là các bé trai, với điểm số thấp hơn 2 điểm. Trong đó, bisphenol F (BPF), một hợp chất thay thế BPA, có ảnh hưởng lớn nhất trong việc hạ thấp IQ của trẻ, đồng nghĩa rằng BPF không an toàn hơn cho trẻ em so với BPA.

Nghiên cứu cho thấy các hóa chất đáng lo ngại khác là chloropyrifos trong Thu*c trừ sâu; các chất polyfluoroalkyl, được tìm thấy trong các sản phẩm làm sạch; triclosan, một hóa chất được tìm thấy trong xà phòng kháng khuẩn; và phthalates, được tìm thấy trong nhựa và mỹ phẩm polyvinyl clorua mềm.

Nhiều chất hóa học chỉ tồn tại trong cơ thể trong một thời gian ngắn, có nghĩa là ngay cả khi tiếp xúc trong thời gian ngắn cũng có thể gây bất lợi, vì vậy các nhà nghiên cứu tin điều này chỉ ra rằng việc ngăn ngừa phơi nhiễm đối với phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ chuẩn bị mang thai là rất quan trọng để ngăn ngừa tổn thương thần kinh cho trẻ em .

Mạng Y Tế
Nguồn: VietQ (http://vietq.vn/tre-co-the-bi-iq-thap-neu-san-phu-tieu-thu-phai-hoa-chat-trong-cac-san-pham-tieu-dung-d172437.html)

Tin cùng nội dung

  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY