Dinh dưỡng hôm nay

Trẻ em bị thừa cân, béo phì tại Việt Nam đang tăng gấp 10 lần

MangYTe - Trẻ em thừa cân, béo phì tại Việt Nam đang tăng lên gấp 10 lần từ năm 1976 đến nay. Riêng TP.HCM có 41,4% học sinh bị thừa cân, béo phì.

Trẻ em bị thừa cân, béo phì tại Việt Nam đang tăng gấp 10 lần - Ảnh 1.

Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp - Phó chủ tịch hội dinh dưỡng Việt Nam, báo cáo tại Hội nghị - Ảnh: THU HIẾN

Thông tin trên được đưa ra tại hội nghị khoa học An toàn thực phẩm và an ninh lương thực do Trung tâm phát triển khoa học và công nghệ trẻ Thành đoàn TP.HCM tổ chức ngày 15-12.

Báo cáo tại hội nghị, bác sĩ ckii đỗ thị ngọc diệp - phó chủ tịch hội dinh dưỡng việt nam - cho biết việt nam đang nằm trong giai đoạn gánh nặng kép về dinh dưỡng, các bệnh không lây nhiễm chiếm đến 77% ca Tu vong hiện nay.

Theo thống kê, bệnh không lây nhiễm tại việt nam đang tăng lên gấp 2-4 lần, trong đó 4 bệnh phổ biến là tim mạch, ung thư, bệnh về hô hấp và tiểu đường.

Hiện nay việt nam có khoảng 12,5 triệu người bị tăng huyết áp, 3,5 triệu người bị đái tháo đường, mỗi năm có khoảng 75.000 ca ung thư Tu vong. điều đáng nói là các bệnh không lây nhiễm hiện nay có xu hướng trẻ hóa.

Nguyên nhân là do sự phát triển về kinh tế, đa dạng của thực phẩm, đậm độ năng lượng, thay đổi lối sống, thói quen ăn uống và quá trình đô thị hóa, biến đổi khí hậu.

Trẻ em thừa cân, béo phì tại việt nam đang tăng lên gấp 10 lần từ năm 1976 đến nay, trong khi 23% trẻ em tại việt nam bị thấp còi, 12% bị nhẹ cân. theo một nghiên cứu duy nhất của hội dinh dưỡng việt nam, tp.hcm có 41,4% học sinh bị thừa cân và béo phì. trẻ em tại thành thị mắc bệnh béo phì nhiều hơn so với nông thôn.

Bên cạnh đó, việt nam là quốc gia ăn đường gấp 2 lần khuyến nghị của tổ chức y tế thế giới (who) và có tỉ lệ gia tăng đái tháo đường đường nhanh nhất trong khu vực đông nam á.

Theo các chuyên gia, bệnh lý không lây nhiễm gia tăng và trẻ hóa sẽ là gánh nặng y tế, kinh tế - xã hội, và cách ngăn chặn bệnh hữu hiệu nhất là dự phòng tích cực, giảm yếu tố nguy cơ.

Chúng ta nên đào tạo thêm cán bộ nghiên cứu khoa học, trung tâm giáo dục sức khỏe và cung cấp thực phẩm thích hợp. Đồng thời tăng cường sản xuất thực phẩm lành mạnh, dán nhãn dinh dưỡng đối với những thực phẩm chế biến sẵn; hạn chế sản xuất và cung cấp thực phẩm nhiều muối, đường...

THU HIẾN

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/tre-em-bi-thua-can-beo-phi-tai-viet-nam-dang-tang-gap-10-lan-20201215130919175.htm)

Tin cùng nội dung

  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY