Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), những phát hiện về sữa mẹ giúp trẻ thông minh hơn đã được tìm thấy từ năm 1929. Năm 1929, trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu Carolyn Hoefer, MA, và Mattie C. Hardy, đã trình bày những phát hiện của họ sau khi họ nghiên cứu 383 trẻ em ở Chicago. Những trẻ trong độ tuổi từ 7 đến 13 được bú mẹ trong những khoảng thời gian khác nhau giống như trẻ sơ sinh. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những em bé được bú mẹ có được nhiều thành công trong học tập.
Các nhà nghiên cứu ở Brazil đã bắt đầu nghiên cứu 6.000 trẻ sơ sinh bú sữa mẹ trong năm 1982. Ba mươi năm sau, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, những em bé bú sữa mẹ trong một năm có điểm kiểm tra IQ cao hơn (4 điểm) so với những em bé bú sữa mẹ trong một tháng.
Theo các nghiên cứu về sức khỏe trẻ em được trình bày tại The Guardian, trong số 6.000 trẻ sơ sinh, giờ đã trưởng thành, có 3.500 người đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, những trẻ được bú sữa mẹ lâu hơn và được chăm sóc nhiều hơn sẽ thông minh hơn. Những người có trí tuệ cao và giáo dục tốt được trả lương cao hơn.
Theo nghiên cứu, những người đã được chăm sóc trong thời gian một năm kiếm được nhiều hơn những người đã được chăm sóc trong một tháng khoảng 100 đô la một tháng.
Nhiều người cảm thấy rằng các bà mẹ chọn cho con bú sẽ có nhiều thời gian dành cho em bé của họ và có thể nâng cao trí thông minh của trẻ thông qua việc giảng dạy những kỹ năng đầu tiên. WHO đã chỉ ra rằng, sữa mẹ có thể tăng cường nhận thức, cải thiện chất dinh dưỡng.
Cụ thể, sữa mẹ có chứa các axit béo không bão hòa đa chuỗi dài. Hai trong số này có ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của não: axit docosahexaenoic, DHA và axit arachidonic, AA. Bú sữa mẹ giúp trẻ gia tăng khối lượng não và chất xám trong đó. Điều đó cho thấy rằng sữa mẹ trực tiếp làm thay đổi cấu trúc não và ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ.
WHO khuyên, các bà mẹ nên cố gắng cho con bú càng lâu càng tốt, ít nhất là trong sáu tháng đầu.
Vân Anh
Theo Naturalnews
Chủ đề liên quan: