Sức khỏe hôm nay

Trẻ học cấp 1 đã dậy thì, có đáng lo hay không?

Có rất nhiều bậc phụ huynh cảm thấy vui mừng khi con mới học lớp 2-3 đã cao hơn các bạn đồng trang lứa, nhưng lại không biết rằng đó là dấu hiệu dạy thì sớm ở trẻ.

Theo TS.BS Trương Hồng Sơn, hiện đang công tác tại Viện Y học Ứng dụng Việt Nam cho biết: “Trung bình, độ tuổi dậy thì bắt đầu ở các bé gái là từ 8-13 tuổi và bé trai là từ 9-14 tuổi”

Dậy thì sớm được coi là giai đoạn phát triển sinh lý của cơ thể, thường kéo dài 3-5 năm. Căn cứ vào những biểu hiện bất thường ở bé trai trước 10 tuổi và trước 9 tuổi đối với bé gái được coi là sớm.

Vì sao trẻ dạy thì sớm?

Trẻ dậy thì sớm có thể do rất nhiều nguyên nhân: do gene di truyền, hay chế độ ăn uống thừa chất dinh dưỡng, tiếp xúc nhiều với phim ảnh, văn hóa phẩm có liên quan đến giới tính, kích thích não khởi động quá trình dậy thì, hoặc các loại thức ăn chứa hormone tăng trưởng cũng có thể là yếu tố dẫn đến điều này.

Ngoài ra, trẻ bị dậy thì sớm còn có nguyên do bệnh lý khác, thường gặp nhất là u buồng trứng, u tinh hoàn, các bệnh lý về tuyến thượng thận như tăng sản thượng thận bẩm sinh, một số bệnh lý di truyền đặc biệt.

Nhận biết dạy thì sớm ở trẻ

Dấu hiệu mà cha mẹ có thể nhìn thấy như chiều cao của con tăng vọt so với các bạn cùng lứa, con gái thì phổng phao hơn.

Đối với bé gái:

Về mặt sinh lý, các bé sẽ bắt đầu bằng việc hành kinh có khả năng sinh sản. Bố mẹ cần chú ý một số dấu hiệu như ngực bắt đầu phát triển, xuất hiện lông nách, lông mu.

Về mặt hình dáng, cơ thể bé bắt đầu xuất hiện những đường cong nữ tính, mông phát triển hơn, vòng eo cũng thấy rõ rệt hơn. Ngoài những dấu hiệu bên trong thì những dấu hiệu như giọng nói thanh cao hơn, mặt nhiều mụn hơn.

Đối với bé trai:

Một biểu hiện rõ rệt dậy thì ở nam là các bé có giọng nói trầm thấp hơi khàn mà người xưa hay ví như “vịt đực”, tăng trưởng về chiều cao nhanh chóng, xuất hiện lông ở những vùng kín, vùng nách và có râu cằm.

Ngoài ra, trên mặt xuất hiện nhiều mụn do mồ hôi tiết ra nhiều là dấu hiệu dễ thấy ở con trai nhất.

Tác hại của việc dạy thì sớm ở trẻ

Dạy thì sớm hơn so với các bạn đồng trang lứa có thể khiến trẻ cảm thấy ngại ngùng, không dám chia sẻ với ai, trẻ dễ bị sốc do cơ thể thay đổi đột ngột, bị tự kỷ, trầm cảm hoặc dễ mắc sai lầm đua đòi, có nhu cầu tình dục theo bản năng chứ chưa nhận thức được nên dễ bị kẻ xấu lợi dụng.

Khi dạy thì sớm, thời gian để chiều cao phát triển cũng sẽ ngắn hơn bạn bè đồng trang lứa, tuổi của xương cũng già hơn so với tuổi thực và thường những trẻ dạy thì sớm về sau này sẽ thấp hơn so với các bạn cùng tuổi.

Dạy thì sớm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ, do thiếu kỹ năng chăm sóc cơ thể. Các nhà khoa học của Nhật Bản tiến hành, người ta đã chỉ ra rằng việc dậy thì sớm còn có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, huyết áp, đột quỵ... Đặc biệt đối với bé gái, khả năng mắc ung thư vú về sau này sẽ cao hơn bình thường.

Cha mẹ nên làm gì khi con dạy thì sớm?

Những bậc phụ huynh nên quan tâm hơn đến sức khỏe, thể chất của trẻ để dễ nhận biết trẻ dạy thì sớm và có biện pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề này. Nếu có thể hãy trở thành một người bạn và chia sẻ cùng con những vấn đề liên quan đến tuổi dạy thì.

Đối với những phụ huynh đang có con nhỏ, cần chú đến chế độ dinh dưỡng có tính kích thích sự tăng trưởng và dậy thì như mật ong, sữa ong chúa, tập luyện thể thao và tâm lý của trẻ. Không nên ép con ăn quá nhiều những thực phẩm bổ dưỡng, có thể gây thừa chất và béo phì.

Đối với những phụ nữ đang cho con bú thì không nên dùng các sản phẩm chăm sóc bôi ngực để hạn chế cho trẻ tiếp xúc với hormone sinh dục.

Hạn chế con tiếp xúc với tranh ảnh, phim truyện liên quan đến giới tính, hay văn hóa phẩm.

Thu Hương

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/tre-hoc-cap-1-da-day-thi-co-dang-lo-hay-khong-25292/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY