Bài thuốc dân gian hôm nay

Trẻ mầm non và tiểu học ở Hà Nội khi quay lại trường có học bán trú?

- Đây là câu hỏi khiến nhiều phụ huynh có con ở độ tuổi mầm non và tiểu học ở Hà Nội đang nhấp nhổm mấy ngày qua.

Bà Hằng cho biết, nếu số lượng đăng ký trở lại trường khoảng 10-15 cháu/lớp thì có thể đảm bảo trong một phòng học. Vượt 20 phải tính chia lớp và nếu không đáp ứng được thì sẽ ưu tiên nhận trước đối với đối tượng trẻ 5 tuổi.

“Ví dụ trường khoảng 200 trẻ và có thể đủ đáp ứng mười mấy phòng học thì nhận tất cả các cháu, còn nếu không đủ điều kiện giãn cách lớp thì sẽ nhận theo thứ tự ưu tiên từ lứa tuổi trở xuống. Đặc biệt ưu tiên trẻ 5 tuổi bởi các cháu sắp sửa bước vào lớp 1”, bà Hằng cho hay.

Bà Teo Thị Thanh Mai, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (quận Hà Đông, Hà Nội) cho biết mấy hôm nay, trường đã tiến hành dọn dẹp, vệ sinh đảm bảo 15 tiêu chí an toàn đối với trường học để sẵn sàng đón trẻ. “Chiều nay nhà trường tổ chức họp với Ban thường trực đại diện phụ huynh, ngày kia các giáo viên sẽ tổ chức họp trực tuyến với phụ huynh các lớp”.

Hiện, trường đã lên 4 phương án triển khai đón giãn cách học sinh để đảm bảo an toàn, trong đó có cả việc có tổ chức bán trú hay không. Tới đây, họp phụ huynh, lắng nghe ý kiến thống nhất mới đưa ra phương án chính thức.

“Các phương án nêu lên việc chia đôi, giãn cách lớp học như thế nào, nhóm nào học thứ mấy, ăn ngủ tại trường như thế nào, giờ đến trường và giờ tan trường từng khối ra sao, thời khóa biểu sẽ học chủ yếu những môn gì,... để bàn bạc, thảo luận cùng phụ huynh”, bà Mai cho hay.

Trẻ mầm non và tiểu học ở Hà Nội khi quay lại trường có học bán trú?
Ảnh minh họa: Thanh Hùng

Ông Lê Hồng Vũ, Trưởng phòng GD-ĐT quận Tây Hồ cho hay chiều nay phòng và các trường sẽ có cuộc họp trực tuyến với Sở GD-ĐT Hà Nội và qua chỉ đạo sẽ triển khai cho các nhà trường.

Về việc tổ chức bán trú cho trẻ mầm non và tiểu học, ông Vũ chia sẻ, tổ chức học bán trú cả ngày thì phụ huynh sẽ thuận tiện hơn. “Thực sự khi phụ huynh đưa con đến trường mà chỉ tổ chức học một buổi, không tổ chức bán trú mà cho về thì rất khó. Nếu chỉ tổ chức theo buổi đến trường thì buổi trưa các bố mẹ lại phải lóc cóc đón con về thì mất thời gian, bất cập. Có thể tổ chức một tuần mấy ngày thôi, còn hơn là để phụ huynh sáng đưa con đến trường nhưng trưa phải mất thời gian đi đón. Nếu không, cứ sáng đưa đi trưa đón về, đầu chiều đưa đi chiều tối đón về,  phụ huynh sẽ chỉ quay quay suốt ngày đi đón con chứ không thể làm gì được. Chúng tôi sẽ chủ động nhưng phải đợi ý kiến chung của Sở như thế nào”.

Ở cấp tiểu học, ông Vũ cho hay, nếu giờ chia đôi lớp, một nửa học sáng, một nửa học chiều cũng rất bất cập. Bởi sau khi lớp này học ra thì phải tiến hành khử khuẩn trong khi quãng thời gian cách của buổi trưa chỉ hơn một giờ đồng hồ, rất khó để thực hiện hết được những việc đó.

Nhưng nếu theo phương án học cả ngày, ông Vũ cho rằng cái “vướng” là theo quy định của Sở GD-ĐT Hà Nội chỉ được dạy theo chương trình chính khóa. “Như vậy nếu học cả ngày, trường sẽ phải dạy chương trình chính khóa 4 tiết buổi sáng và 4 tiết buổi chiều. Như vậy với độ tuổi tiểu học sẽ rất nặng và vô hình trung thành nhồi kiến thức. Bởi trước đây các cháu chỉ học chỉ 4 tiết buổi sáng là chính khóa còn buổi chiều luyện tập, lồng ghép các hoạt động thực hành, kỹ năng sống, văn nghệ,...”, ông Vũ nói.

Việc tổ chức ăn bán trú giãn cách, theo ông Vũ không khó khăn để các trường thực hiện.

Còn ở cấp mầm non, ông Vũ cho hay chưa nghĩ ra được giải pháp tối ưu. “Mầm non thì không thể tách đôi ra và thực hiện việc hôm nay đi học, mai nghỉ, rồi ngày kia đi học,... vì các cháu còn quá bé. Nhu cầu là trẻ đến trường để bố mẹ đi làm, mà ngày cho đến trường được ngày không thì phụ huynh sẽ rất vất vả bởi không có ai trông con. Tiểu học có thể không có người trông trực tiếp mà gửi nhờ nhưng mầm non buộc phải có người trông ở nhà. Trong khi nếu tổ chức cho đi học cả lớp thì không đủ điều kiện số phòng học và giáo viên theo giãn cách”, ông Vũ nói.

Thanh Hùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Việt Nam Net (https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/goc-phu-huynh/tre-mam-non-va-tieu-hoc-o-ha-noi-khi-quay-lai-truong-co-hoc-ban-tru-638932.html)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte -Toàn bộ các hộ dân tổ 14 cụm 3 Tứ Liên - Tây Hồ Hà Nội lâm vào tình cảnh mất nước sạch hơn 1 tháng nay. Một số gia đình đã phải sơ tán đến nhà người thân, còn lại, những hộ dân tại đây san sẻ nhau nước giếng vàng khè của một hộ gia đình trong khu.
  • Tại các điểm quán giải khát vỉa hè, hàng loạt các loại nước giải khát tự chế, tự gắn mác đủ hương vị, màu sắc được bán tràn lan với giá cực... rẻ.
  • Cùng là những ngày nóng nực nhưng ở Hà Nội và Sài Gòn có rất nhiều điểm khác biệt thú vị.
  • Chủ tịch thành phố yêu cầu dừng việc chặt hạ thay thế cây xanh trên một số tuyến phố để rà soát, phân loại, đưa ra các tiêu chí cụ thể.
  • Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh. Đây cũng hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, đấu đá, chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích nào trong đó.
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY