Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Trẻ nhỏ thường có những nỗi sợ hãi như thế này, bố mẹ phải thật tinh tế và khéo léo mới có thể giúp con vượt qua

Trước những nỗi sợ hãi của con, không ít ông bố bà mẹ có cách xử lý vô tình khiến bé càng sợ hơn.

Từ độ tuổi lên 2, con bắt đầu phát triển khả năng giao tiếp, biết sử dụng ngôn ngữ để truyền đạt với bố mẹ những suy nghĩ và cảm xúc riêng của con. Từ 3 tuổi trở đi, nhận thức và óc tưởng tượng của con cũng phát triển dần.

Tuy nhiên, vì sự hiểu biết giữa thực tế và thế giới tưởng tượng chưa được hoàn chỉnh, trẻ nhỏ tự hình thành nên những nỗi sợ hãi thường trực với những thứ tưởng như rất đơn giản trong cuộc sống hàng ngày. Vậy bố mẹ có thể làm gì để giúp con quản lý và vượt qua những nỗi sợ hãi phổ biến?

Sợ con vật: Chó, mèo…

Đây là nỗi sợ phổ biến nhất ở trẻ nhỏ, bố mẹ đừng bao giờ ép buộc con phải đến gần, làm quen với các loại thú cưng với mục đích giúp con "vượt qua sợ hãi". Hãy để con được quan sát từ xa, giúp con cảm thấy an toàn và cho con thời gian tự đánh giá tình huống.

Nếu có thể,

Sợ đi học

Nếu con thường tỏ ra phản kháng việc đi học, không hợp tác trên quãng đường đi từ nhà đến trường, nhưng sau đó cả ngày lại vui vẻ hợp tác với bạn và cô, đa phần cảm xúc của con là sợ xa cách.

Hãy luôn cho con cảm nhận được sự quan tâm trìu mến và ấm áp của bố mẹ, đồng thời nhẹ nhàng khuyến khích khả năng tự lập của con từng chút một. luôn thực hiện việc chào hỏi con mỗi khi chia tay rõ ràng nhưng dứt khoát, giữ đúng lời hứa với con trong tất cả mọi việc để con tin tưởng khi Sợ đến trường

Nếu con có những nỗi lo lắng khi ở trường vì bạn bè, trường lớp, môi trường ồn ào… hãy dành thời gian tìm hiểu, trò chuyện với cô để cùng hỗ trợ con hòa nhập tốt hơn. Nếu có thể, hãy dành chút thời gian ở bên cạnh con trong những ngày đầu đi học.

Khi ở nhà, người lớn tuyệt đối không dùng cách dọa dẫm "mách cô", "cho cô phạt" khi con có những hành vi chưa tốt, ví dụ như: "con mà không ăn cơm, mai mẹ sẽ mách cô giáo cho cô phạt đấy!". việc này sẽ chỉ góp phần làm tăng Sợ ma quỷ, sợ bóng tối

Hạn chế cho con tiếp xúc với những chương trình ti vi, phim ảnh và những câu chuyện gây sợ hãi, cho đến khi con có khả năng hiểu biết và phân biệt được những nhân vật hư cấu đáng sợ không có thật ngoài đời.

Cùng con đi "săn tìm" quái vật trong phòng để cho con thấy là không có gì đáng sợ đang ẩn nấp trong phòng cả. nếu con quá sợ bóng tối, hãy bật đèn ngủ nhỏ và ở cạnh chờ con ngủ say. Chứng ám ảnh sợ hãi

Khi nỗi sợ của con trở nên quá nặng nề và căng thẳng, gây hoảng loạn, làm con mất kiểm soát trong một thời gian dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày, việc học tập của con và không có cách gì làm cho thuyên giảm,

Bố mẹ hãy tinh ý để nhận biết cảm xúc của con, có đủ sự nhạy cảm để hỗ trợ con phát triển khả năng tự điều tiết, tạo môi trường sống và sinh hoạt giúp con cảm thấy an tâm và an toàn. Dần dà, khi trí tuệ cảm xúc (EQ) của bản thân tăng cao, con sẽ tự tin hơn.

Tú Anh Nguyễn là mẹ của hai bé gái. Năm 2020, chị trở thành một Parent Coach – Tư vấn phụ huynh chuyên nghiệp với chứng chỉ từ Academy for Coaching Parents International (ACPI); đồng thời là Certified Positive Discipline Parent Educator – Chuyên viên đào tạo phụ huynh về dạy con tích cực với chứng chỉ được cấp bởi tổ chức Positive Discipline Association.

Với mục tiêu không ngừng học hỏi, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực làm cha mẹ, chị đã sáng lập dự án happy parenting nhằm chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm nuôi dạy con theo khoa học. với định hướng tự tin nuôi dạy con bằng sự tôn trọng và tình yêu thương, tú anh mong muốn

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/tre-nho-thuong-co-nhung-noi-so-hai-nhu-the-nay-bo-me-phai-that-tinh-te-va-kheo-leo-moi-co-the-giup-con-vuot-qua-20201018110905282.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung