|
Ảnh minh họa |
Nguyên nhân khiến trẻ bị nôn
Tình trạng nôn ở trẻ sơ sinh khá phổ biến (đặc biệt là nôn trớ) và do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Cho trẻ ăn quá nhiều, bú quá no.
- Cho trẻ bú mẹ không đúng tư thế hoặc bú bình chưa đúng cách, làm trẻ nuốt phải nhiều khí vào dạ dày.
- Trẻ vừa ăn no đã đặt trẻ nằm ngay.
- Quấn tã, băng rốn quá chặt.
- Trẻ mắc các bệnh về đường tiêu hóa: tiêu chẩy, chậm nhu động ruột.
- Trẻ nôn do dị tật đường tiêu hóa: hẹp phì đại môn vị, hẹp tá tràng bẩm sinh, thoát vị hoành, teo thực quản.
Mẹo xử lý khi trẻ bị nôn
- Ngay khi trẻ nôn phải nghiêng ngay đầu trẻ sang một bên để trẻ không bị sặc chất nôn, rồi nhanh chóng làm sạch chất nôn trong miệng, họng và mũi trẻ (miệng trước, mũi sau) bằng cách hút hoặc quấn khăn gạc vào ngón tay thấm hết chất nôn trong mồm và họng trẻ.
- Khum tay vỗ nhẹ hai bên lưng nhằm trấn an trẻ, đồng thời giúp trẻ ho bật nốt chất nôn còn lại trong họng ra ngoài.
- Lau cổ và người trẻ bằng nước ấm, thay đồ cho trẻ.
- Khi trẻ đã hết cơn nôn, cho trẻ uống nước ấm hoặc.
- Nếu được hãy vỗ cho trẻ ngủ và đặc biệt không dùng thuốc chống nôn khi chưa có ý kiến của bác sỹ.
- Khi trẻ bị sặc chất nôn - dị vật đường thở: nếu trẻ hít phải chất nôn, bố mẹ không được cố dùng tay móc chất nôn.
- Sau khi tống chất nôn ra được nếu trẻ còn mệt phải đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
1. Phương pháp Heimlich vỗ lưng
- Đỡ trẻ nằm sấp bằng một tay của người cấp cứu
- Bàn tay nâng đầu, cổ trẻ thấp hơn thân trẻ
- Dùng bàn tay kia vỗ 5 cái vào lưng trẻ ở khoảng giữa 2 bả vai trẻ
|
Ảnh minh họa |
2. Phương pháp Heimlich ấn ngực
- Đỡ trẻ nằm ngửa trên 1 tay của người cấp cứu
- Bàn tay đỡ đầu và cổ trẻ thấp hơn thân trẻ
- Hút sạch sữa trào ra ở vùng mũi họng (nếu có)
- Dùng 2 ngón tay của bàn tay kia ấn mạnh ở vùng giữa dưới ức 5 lần
- Kết hợp vỗ nhẹ lưng, ấn ngực, trấn an trẻ.
Ảnh minh họa |
Các bậc bố mẹ lưu ý, nếu việc nôn là do chế độ ăn uống và chăm sóc thì việc xử lý khá dễ dàng bằng cách điều chỉnh lại chế độ ăn uống. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây nôn là vì các bệnh lý nội khoa hay ngoại khoa thì việc xử lý chỉ là biện pháp nhất thời. Bố mẹ cần đứa bé gặp bác sĩ ngay để điều trị hợp lý.
Điều quan trọng nhất khi xử lý tình trạng nôn ở trẻ là bố mẹ phải hết sức bình tĩnh, tránh tình trạng quá lúng túng, dẫn đến xử lý sai cách, gây hại cho bé.
Tiểu Bùi
Theo tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: