|
Ảnh minh họa |
Để phân biệt trẻ sơ sinh bị tiêu chảy với trẻ sơ sinh đi ngoài bình thường, ta có thể căn cứ vào phân của trẻ vì đây được xem là nơi “gởi thông điệp của bệnh” ở trẻ, cụ thể là:
Khi mới sinh, các bé chủ yếu bú sữa mẹ hoặc sữa công thức nên phân thường lỏng, màu nhạt và không nặng mùi và đi ngoài khoảng 2-5 lần/ngày.
Nếu bé đi ngoài nhiều hơn, khoảng 8-10 lần/ ngày, phân lỏng hơn hoặc chỉ toàn nước, có mùi tanh, lợn gợn, đôi khi lẫn cả máu thì khả năng bé bị tiêu chảy khá cao. Bên cạnh đó là các dấu hiệu đi kèm như: đau bụng, nôn, sốt, ớn lạnh, mất nước khiến bé quấy khóc, bỏ bú, mất ngủ.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh thường hay đi ngoài nhiều lần?
Thuốc kháng sinh: nếu bé bị tiêu chảy trong hoặc sau thời gian dùng kháng sinh, nó có thể liên quan đến loại thuốc kháng sinh bé đã và đang dùng.
Uống quá nhiều nước trái cây: Việc mẹ cho bé uống nhiều nước trái cây, đặc biệt là nước ép trái cây có chứa sorbitol và nồng độ fructose cao hoặc nước trái cây quá ngọt có thể làm bé dễ bị tiêu chảy.
Dị ứng thực phẩm: Dị ứng thực phẩm có thể gây ra các phản ứng nhẹ hoặc nặng ngay lập tức hoặc trong vòng một vài giờ trong đó có tiêu chảy. Trẻ có thể bị dị ứng với protein trong sữa công thức hoặc dị ứng với thức ăn đặc biệt là thức ăn đóng hộp, khi mẹ bắt đầu tập cho bé ăn dặm, dẫn đến tiêu chảy.
Nhiễm trùng đường ruột: Virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng đường ruột.
Không dung nạp thực phẩm: Một số trẻ có vấn đề về đường tiêu hóa khi khả năng dung nạp thực phầm kém. Dưỡng chất có trong các loại thức ăn không đi được vào máu mà nằm lại trong ruột, dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu chất, dạ dày khó tiêu hóa, gây nên đau bụng, tiêu chảy.
Ngộ độc: Nếu bị nhiễm độc từ thức ăn, hóa chất hay thuốc cũng có thể dẫn đến tình trạng đi ngoài ở trẻ.
Rối loạn tiêu hóa: thường gặp với hệ tiêu hóa kể cả đường ruột nhạy cảm với những thay đổi của trẻ sơ sinh. Chẳng hạn việc thay đổi từ sữa mẹ sang sữa công thức cũng có thể làm rối loạn hệ tiêu hóa của trẻ.
Nhiễm trùng đường ruột hoặc rối loạn tiêu hóa có thể khiến trẻ đi ngoài nhiều. (Ảnh minh họa) |
Làm thế nào để khắc phục tình trạng đi ngoài nhiều ở trẻ sơ sinh?
Cho bé uống đủ nước: Uống đủ nước là biện pháp luôn đúng khi người lớn bị đi ngoài và nó cũng không hề sai khi áp dụng với trẻ sơ sinh. Cung cấp đủ nước bên cạnh nguồn sữa để giúp bé chống mất nước khi bị đi ngoài.
Cho bé ăn uống đủ chất: Hơn lúc nào hết, khi bị đi ngoài cơ thể bé cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất để phòng và chông bệnh. Trong thời gian này mẹ chỉ nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hoá như cháo (cháo thịt gà băm nhỏ có tác dụng tốt trong quá trình điều trị tiêu chảy), súp, các món ninh, hầm nhừ. Đặc biệt cần đảm bảo vệ sinh khi chế biến món ăn cho bé bằng cách rửa tay sạch bằng xà phòng và đảm bảo vệ sinh các dụng cụ nhà bếp.
Không cho bé dùng đường: Khi trẻ bị đi ngoài cần tránh các chất lỏng có vị ngọt bao gồm cả trà gừng, nước đường và nước trái cây pha loãng. Các thứ uống chứa đường làm nước rút vào ruột và khiến cho tình trạng tiêu chảy nặng hơn.
Ăn sữa chua dành cho trẻ nhỏ: vi khuẩn có lợi trong các thức ăn lên men tự nhiên được tìm thấy trong sữa chua là một cách an toàn và hiệu quả để giảm bớt về số lượng và thời gian tiêu chảy.
Thay đổi tã thường xuyên: Việc thay tã thường xuyên là cực kỳ quan trọng để đảm bảo vệ sinh cho bé trong những ngày đi ngoài. Tả bận khiến trẻ bị ẩm ướt, dẫn đễn hăm lở và nhiễm trùng da.
Nói tóm lại, việc trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều không mấy xa lạ, điều quan trọng là mẹ phải thận trọng nhận biết dấu hiệu và quan tâm chăm sóc đúng cách để đảm bảo sức khỏe cho bé.
Tiểu Bùi
Theo tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: