Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Trẻ stress bởi áp lực học hành từ bố mẹ

TP HCM-Bé trai 13 tuổi vẻ mặt mệt mỏi, bày tỏ với chuyên gia tâm lý ý muốn bỏ học, đi đâu đó thật xa để tránh sự kiểm soát của bố mẹ.

"Con thật sự không muốn đối diện ba mẹ nữa", cậu bé nói, khi tham vấn với thạc sĩ Mai Thị Nguyệt, Khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 2. Thời gian biểu hàng ngày của bé xoay quanh học ở trường, ở nhà, trung tâm ngoại ngữ, nhạc..., không còn thời gian vui chơi nên "rất ám ảnh việc học".

Bố mẹ hay chỉ trích, so sánh một số người khiến cậu bé lúc nào cũng lo sợ bị điểm thấp, không đạt các danh hiệu sẽ xấu hổ, làm phụ huynh thất vọng. Bé cảm thấy bản thân tồi tệ, không làm được gì cả, là kẻ vô tích sự, "chỉ muốn ch*t cho xong".

Theo thạc sĩ Nguyệt, hiện mỗi gia đình chỉ có một đến hai con nên phụ huynh thường đặt nhiều kỳ vọng vào trẻ. Điều này đòi hỏi trẻ phải luôn nỗ lực để vượt qua các yêu cầu khắt khe, đạt được thành công hay thỏa mãn sự mong đợi của bố mẹ. Việc này gây nên áp lực rất lớn cho trẻ, dẫn đến tình trạng stress của lứa tuổi học sinh ngày càng tăng cao và nhiều mức độ khác nhau.

Nhiều trẻ đến phòng khám với những biểu hiện căng thẳng tâm lý khác nhau, rối loạn hành vi cảm xúc, trầm cảm, Tu tu, kích động quá mức hoặc thu hẹp giao tiếp... nguyên nhân chủ yếu đến từ áp lực của gia đình và nhà trường. một số trẻ được sống trong gia đình đầy đủ sự quan tâm chăm sóc của bố mẹ đến mức "ngộp thở". số khác lại bị cha mẹ lên án, chỉ trích hoặc bỏ bê. đây đều là nhân tố kích thích dẫn đến căng thẳng tâm lý cho trẻ.

Mới đây, một người mẹ đưa cô con gái duy nhất đến phòng khám tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 2. Người mẹ cho biết bố bé "vô tâm", mọi người lớn nhỏ trong gia đình đều do mẹ lo toan. Chị cố gắng dành nhiều thời gian bên con nhất có thể. Ngoài giám sát, sắp đặt việc học tập, vui chơi của con, người mẹ còn kể câu chuyện về những tấm gương sáng, đặc biệt cuốn sách cô gái Trung Quốc đến Đại học Harvard (Mỹ) học kinh tế.

Từ cú sốc thi trượt vào trường chuyên, bé gái tự ti, nhút nhát, khép kín, muốn tìm đến cái ch*t. Sau khi chuyên gia tâm lý phân tích, người mẹ hiểu ra đã đặt ước mơ và kỳ vọng quá lớn lên đôi vai con, muốn con phải giỏi giang thành tài mà không lường trước "năng lực cá nhân" của bé.

Theo thạc sĩ nguyệt, stress ở mức độ vừa phải giúp huy động nguồn lực để con người vượt qua và thành công hơn. tuy nhiên, căng thẳng thường xuyên và với cường độ cao sẽ khiến con người khó có thể vượt qua và phá vỡ ứng xử. điều này gây cảm giác vô cùng khó chịu, thúc đẩy những hành vi mất kiểm soát, có thể gây nguy hiểm cho người khác.

Không phải ai cũng có kỹ năng giải quyết tốt những căng thẳng tâm lý tiêu cực. với trẻ em tuổi học đường, giai đoạn phát triển nhanh chóng về tâm lý và thể chất mà cơ thể đôi khi không đáp ứng một cách đồng bộ được, dẫn đến căng thẳng tâm lý, gây rối loạn hành vi và cảm xúc. nếu sức khỏe tâm thần của bản thân bị mất kiểm soát sẽ dẫn đến những rối loạn tâm lý gây hậu quả khôn lường.

Nhiều trẻ đến phòng khám với những biểu hiện căng thẳng tâm lý khác nhau, rối loạn hành vi cảm xúc, trầm cảm, Tu tu, kích động quá mức hoặc thu hẹp giao tiếp... trong đó chủ yếu nguyên nhân đến từ áp lực từ phía gia đình và nhà trường. một số em được sống trong gia đình có đầy đủ sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ tới mức "ngộp thở", hay một số khác lại bị cha mẹ lên án chỉ trích hay bỏ bê ... đều là nhân tố kích thích dẫn đến căng thẳng tâm lý cho trẻ.

Chuyên gia khuyến cáo khi trẻ stress, phụ huynh cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những căng thẳng của trẻ cả trong gia đình và ở nhà trường. từ đó, bố mẹ cần giúp trẻ giảm tải áp lực học tập, thiết lập mối quan hệ tích cực từ môi trường gia đình và bạn bè. khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động đoàn đội, vui chơi tập thể và luyện tập thể thao để giảm bớt căng thẳng nội tâm.

Trường hợp trẻ không có dấu hiệu cải thiện, nên đến gặp bác sĩ hoặc chuyên viên tâm lý để can thiệp kịp thời, giúp trẻ giải tỏa căng thẳng. tránh để trẻ căng thẳng quá lâu dẫn đến rối loạn lo âu hoặc trầm cảm, gây những hậu quả khôn lường như tự hủy hoại bản thân, Tu tu hay nghiện ngập.

Lê Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/tre-stress-boi-ap-luc-hoc-hanh-tu-bo-me-4262455.html)

Tin cùng nội dung

  • Bạn đã bao giờ nhận thấy sự thay đổi sau một thời gian suy nghĩ hoặc trước khi làm việc trong môi trường áp lực công việc cao?
  • Căng thẳng trong công việc, cuộc sống nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự bài tiết và sức khỏe cơ thể.
  • Có những cơn dư chấn về mặt tâm lý dẫn đến trầm cảm hay lo âu khiến cho nhiều người có ý định Tu tu.
  • Các cụ vẫn có câu: Cáu giận hại tâm, buồn bực hại gan… từ xưa người ta đã biết những stress, cáu giận, lo lắng, buồn phiền đều hại tâm, hại tim, hại gan, hại thận cả.
  • Thời tiết âm u, ít vận động cũng như hạn chế ăn các thực phẩm nhiều vitamin khiến cơ thể giảm sức đề kháng.
  • Tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ đẩy nhanh quá trình co rút của các đoạn telomere (mũ bảo vệ ở 2 đầu nhiễm sắc thể), từ đó rút ngắn tuổi thọ của tế bào.
  • Những thực phẩm chứa nguồn vitamin dồi dào này sẽ giúp bạn xóa tan mọi mệt mỏi và căng thẳng.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu có thể được sử dụng để phát hiện bệnh thiếu máu và một số bệnh liên quan đến máu khác. Phết máu là xét nghiệm được thực hiện bằng cách quan sát các tế bào máu dưới kính hiển vi.
  • Cảm giác căng thẳng gây ra theo bản năng của cơ thể để tự bảo vệ mình. Bản năng này có lợi trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như tránh một chiếc xe chạy quá tốc độ. Nhưng căng thẳng kéo dài quá lâu có thể gây ra các triệu chứng thể chất không tốt, chẳng hạn như việc ứng phó với các thách thức hàng ngày và những thay đổi của cuộc sống
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY