Bạn đọc Trương Hoàng An (antruong…@gmail.com) hỏi: Con tôi mỗi năm không biết sổ mũi tới mấy chục đợt chứ không phải gần chục đợt như mấy bé nhỏ khác, đến nỗi cháu đi học là phải bỏ theo trong giỏ cả 2 bịch khăn giấy. Năm nay cháu 4 tuổi và tình trạng chưa giảm. Cháu không bị ho như người bị cảm nhưng cứ chảy nước mũi, có khi kèm hắt hơi. Có đợt tôi đưa cháu đi khám ở gần nhà, uống Thu*c thì đỡ nhưng ít ngày sau đã tái lại. Có khi thấy cháu xì mũi đến rát mũi, tôi có cho cháu uống tạm loại Thu*c chống dị ứng, sổ mũi mà vợ tôi dùng (clorpheniramin, loại mua không cần toa) nhưng không biết có hại không? Không biết cháu hay sổ mũi là bệnh gì?
Dựa theo các dấu hiệu bạn kể, có thể lý do bé sổ mũi là viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, bạn cần cho bé đi khám thêm để trực tiếp xác định chính xác căn bệnh, nhớ nói rõ về tình trạng sổ mũi lặp lại nhiều lần của bé.
Lý do bé dễ sổ mũi vào những buổi sáng thức dậy, có thể là do buổi tối bé bị lạnh, dù bé đúng bị viêm mũi dị ứng hay không thì vẫn có thể gặp tình trạng đó. Bạn nên kiểm tra lại nhiệt độ của căn phòng bé ngủ. Trẻ con thường nhạy cảm với nhiệt độ, dễ bị lạnh hơn người lớn nên có khi máy lạnh để ở nhiệt độ người lớn thấy mát mẻ thì bé đã bị lạnh rồi, nhất là lúc nửa đêm về sáng. Cũng đừng để luồng hơi từ máy lạnh, quạt phả thẳng vào bé.
Viêm mũi dị ứng đa số thường không nặng nhưng nếu để lâu không được điều trị có thể sẽ ảnh hưởng đến việc học tập, sinh hoạt của bé, khiến bé thiếu tự tin, gặp nhiều phiền toái. Bệnh cũng có thể biến chứng sang hen phế quản.
Bạn không nên tự ý cho bé uống Thu*c trị dị ứng, sổ mũi. Clorpheniramin nếu lạm dụng cho trẻ em có thể ảnh hưởng đến trí nhớ. Đây cũng chỉ là Thu*c trị triệu chứng. Bé cần được thăm khám kỹ để xác định rõ bệnh, nguyên nhân và kê toa bởi bác sĩ thì mới cải thiện tình hình được.