Tâm linh hôm nay

Trì giới theo tinh thần Thiền tông của Nhị Tổ Pháp Loa

Người học Phật, trước tiên cần thấy tính. Thấy tính, không phải gọi là cái có thể nhìn thấy. Gọi là thấy, là thấy chỗ không thể nhìn thấy. Cho nên, nhìn thấy “cái thấy không thể thấy” thì chân tính sẽ hiện ra. Đây chính là cái thấy vô phân biệt (kiến đại) theo kinh Lăng Nghiêm nói.

Giới tử sau khi thọ giới xong, giai đoạn tiếp theo là trì giới tu hành. Chúng tôi xin đề nghị một phương pháp thực tiễn nhiếp tâm giữ ý theo tinh thần Thiền tông của Nhị Tổ Thiền phái Trúc Lâm là Tổ Pháp Loa như sau:


Đầu tiên Tổ đề cập đến vấn đề kiến tính (thấy tính), dĩ nhiên là kiến tính khởi tu, chứ không phải kiến tính triệt để, vì kiến tính triệt để thì khỏi thực hành qua giai đoạn này.


Người học Phật, trước tiên cần thấy tính. Thấy tính, không phải gọi là cái có thể nhìn thấy. Gọi là thấy, là thấy chỗ không thể nhìn thấy. Cho nên, nhìn thấy “cái thấy không thể thấy” thì chân tính sẽ hiện ra. Đây chính là cái thấy vô phân biệt (kiến đại) theo kinh Lăng Nghiêm nói. Tính thấy là vô sinh, nên “nảy sinh cái thấy” là không có. Cũng không có sự thực hữu của tính (chỉ là giả danh), mà cái thấy chân thực thì không thay đổi, cho nên mới nói chân thực thấy tính. Sau khi đã thấy tính rồi thì phải kiên trì tịnh giới.


Thế nào là tịnh giới? Ấy là trong khoảng mười hai thời (hai mươi bốn giờ), bên ngoài dứt hết mọi nhân duyên, bên trong tâm không xao động. Tâm không xao động thì cảnh dù hiện đến cũng như không. Mắt không bị thức lôi cuốn (duyên) mà hướng ra ngoài (căn không bị thức chi phối); thức không bị cảnh níu kéo (duyên) mà hướng vào trong (thức không dính vào trần).


Ra, vào không dính dáng gì cả, (có căn có trần nhưng thức không có mặt - không dùng thức để phân biệt - sống với kiến đại), cho nên gọi là ngăn chặn (giới). Tuy gọi là ngăn chặn (giới) mà không phải là ngăn chặn (vì đâu có dính dáng tới ra vào!). Từ đó mà biết rằng, đối với các “căn” khác như tai, mũi, lưỡi, thân, ý, cũng đều như vậy. Đấy gọi là Đại thừa giới, là Vô thượng giới, cũng gọi là Vô đẳng đẳng giới,…


Phép tịnh giới này, từ người tiểu tăng cho đến bậc đại tăng, ai cũng có thể duy trì và an trụ trong đó được.

Ảnh minh họa

Qua đoạn văn trên, chúng ta thấy lời dạy của Nhị Tổ Thiền phái Trúc Lâm rõ ràng nội hàm ý chỉ thiền đốn ngộ mà Phật tổ truyền trao, như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt:

Từ Phật Thích Ca trong kinh Kim Cang: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm (Nên sống với cái tâm không trụ vào đâu cả) tức là sống với kiến đại (cái biết thấy, biết nghe) như kinh Lăng Nghiêm đề nghị, rồi Tổ Đạt Ma: Ngoại dứt chư duyên, nội tâm vô suyễn (Ngoài dứt các duyên, trong tâm không xao động) và Lục tổ Huệ Năng: Dĩ vô niệm vi tông (Lấy vô niệm làm chính), Đãng đãng tâm vô trước (Thênh thang tâm không dính mắc), đến Nhị Tổ Thiền phái Trúc Lâm là Pháp Loa: Xuất nhập bất giao thiệp (Ra, vào không dính dáng gì cả).


Đương đại, Hòa thượng Trúc Lâm thượng Thanh hạ Từ dạy sống với cái biết thấy, biết nghe tức sống với kiến đại, rất khớp với lời Phật trong Kinh Lăng Nghiêm và trong Ngữ lục của chư vị tổ sư. Cách thức trì giới này thật giản dị và có chứng cứ hẳn hoi khiến chúng ta đủ niềm tin để thực hành, nhất là giữa thời đại tràn ngập thông tin, cuộc sống căng thẳng như hiện nay.


Thích Thông Thiền (Thiền viện Chân Không)

Thích Thông Thiền

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/tri-gioi-theo-tinh-than-thien-tong-cua-nhi-to-phap-loa-d28640.html)

Chủ đề liên quan:

Thiền tông tinh thần

Tin cùng nội dung

  • Trong hệ thống huyệt vị châm cứu, có khá nhiều huyệt có tác dụng “đề thần”, nhưng trước hết phải kể đến huyệt Bách hội.
  • Chúng ta ai cũng biết “có thực mới vực được đạo”. Kể từ khi có loài người, con người ta phải ăn để tồn tại.
  • Trong chúng ta ai cũng đã từng được trải nghiệm qua một cơn đau đầu. Đây là một chứng bệnh thường hay gặp nhất trong các loại đau của cơ thể.
  • Tùy theo mùa, một số loại thực phẩm, đặc biệt là rau xanh, trái cây... có tác động giải tỏa căng thẳng và mang lại cho bạn trạng thái vui vẻ hơn
  • Chúng ta ai cũng biết “có thực mới vực được đạo”. Kể từ khi có loài người, con người ta phải ăn để tồn tại.
  • Một nghiên cứu mới đây của Australia đăng trên Australian Health Review cho thấy những người bị béo phì mắc nhiều vấn đề về sức khỏe tinh thần hơn.
  • Nếu họ không giới thiệu thì tôi không biết ai là chị, ai là em bởi họ giống nhau như hai chị em sinh đôi vậy. Chỉ có một điểm khác biệt - đó là sắc thái gương mặt. Bà chị thì khắc khổ lo âu còn cô em thì âu sầu ngơ ngác.
  • Cuộc sống tinh thần ở người cao tuổi (NCT) có tính chất nền tảng, quyết định điều khiến nhịp độ lão hóa. Ngược lại, mục đích cơ bản của việc làm chậm sự lão hóa, kéo dài tuổi thọ là nhằm kéo dài thời gian lao động có ích và ước vọng sống lâu, khỏe mạnh.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY