Ở nước ta, tuy chưa có thống kê cụ thể về tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ nhưng theo đánh giá của các chuyên gia tâm thần kinh, hiện có khoảng 20 - 30% số người trẻ đến khám về vấn đề trí nhớ tại các cơ sở y tế. Đáng lưu ý, suy giảm trí nhớ còn xảy ra ở những thanh thiếu niên độ tuổi 17, 18 dưới áp lực của bài vở, học hành.
Theo khảo sát mới đây tại nước Úc, gần 24.500 công dân trẻ nước này mắc hội chứng đãng trí - một dạng suy giảm trí nhớ. Thực trạng này đã khiến Hiệp hội Alzheimer nước này cảnh báo, 35 không còn là độ tuổi quá sớm để phòng bệnh suy giảm trí nhớ. Thực tế đó cho thấy, “trẻ hóa” suy giảm trí nhớ không chỉ xảy ra ở nước ta, đó là tình trạng chung của nhiều quốc gia trên thế giới, bởi khi xã hội phát triển, người trẻ phải đối mặt với nhiều áp lực trong công việc, cuộc sống, dẫn đến stress và trí nhớ kém dần.
PGS.TS Nguyễn Thi Hùng - Phó chủ tịch Hội Thần kinh học TPHCM - cho biết, nhóm nhân viên văn phòng chịu nhiều áp lực, phụ nữ sau khi sinh, học sinh - sinh viên đối mặt với nhiều bài vở, kỳ thi là những đối tượng dễ mắc suy giảm trí nhớ.
Biểu hiện của suy giảm trí nhớ được phân thành 2 nhóm chính: Chứng loạn trí nhớ về không gian (quên đường, mất định hướng ở những nơi quen thuộc...) và chứng quên toàn bộ thoáng qua (quên tên người quen, quên sự việc mới xảy ra, quên việc sếp giao, quên bài vừa học...).
Sinh ra từ quá trình chuyển hóa của cơ thể và các tác động bên ngoài như ô nhiễm môi trường, stress, thức ăn nhanh, rượu bia, chất kích thích…, gốc tự do đã được các nhà khoa học xác định là thủ phạm tấn công não gây suy giảm trí nhớ. Gốc tự do phá vỡ mạng lưới liên kết của các tế bào thần kinh khiến chức năng não bị rối loạn. Đồng thời, hệ thống mạch máu cũng bị suy yếu dưới tác động của gốc tự do dẫn đến não kém tập trung và giảm khả năng ghi nhớ.
Trước sự tấn công của gốc tự do, trung bình mỗi người từ sau tuổi 25 trở đi sẽ bị mất khoảng 3.000 tế bào thần kinh. Liên kết giữa các tế bào thần kinh cũng bị giảm cả về số lượng lẫn chất lượng, làm ảnh hưởng đến chức năng và khả năng ghi nhớ của não, báo hiệu sự lão hóa trí óc đang đến.
Suy giảm trí nhớ ảnh hưởng lớn đến chất lượng công việc và cuộc sống, gây nhiều hệ lụy đến sức khỏe. Theo các chuyên gia y tế, suy giảm trí nhớ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh sa sút trí tuệ. Khoảng 10% trường hợp suy giảm trí nhớ sẽ chuyển thành Alzheimer dưới tác động của Amyloid Beta - một loại protein gây ra bệnh Alzheimer có nhiều ở người bị suy giảm trí nhớ.
Suy giảm trí nhớ diễn tiến âm thầm nên rất nhiều người vẫn còn chủ quan hoặc cho rằng đó là những biểu hiện nhất thời nên thường bỏ qua. Theo báo cáo của Hội Thần kinh học TPHCM, có đến 91% số bệnh nhân suy giảm trí nhớ không được chú ý điều trị.
PGS.TS Nguyễn Thi Hùng lưu ý, việc điều trị suy giảm trí nhớ bao gồm nhiều khía cạnh như: Điều trị nguyên nhân thực thể, loại bỏ yếu tố nguy cơ, điều chỉnh các vấn đề tâm lý…
Để tình trạng suy giảm trí nhớ không đến sớm, nên thường xuyên duy trì hoạt động ghi nhớ, tư duy của não. Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy, những người làm việc trí óc thường xuyên thì sẽ giảm được 50% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer so với những người ít làm việc bằng trí óc.
Sống có trật tự và sắp xếp công việc rõ ràng, không ôm đồm; hạn chế stress, dẹp bỏ các áp lực, lo âu trong cuộc sống; dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn; hạn chế dùng các chất kích thích và tập thể dục giúp não khỏe mạnh. Bên cạnh đó, cần xây dựng chế độ dinh dưỡng, thực phẩm hợp lý nhằm ngăn chặn sự thoái hóa và hư hại của tế bào thần kinh.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, hoạt chất sinh học thiên nhiên từ Blueberry (xuất xứ từ vùng Bắc Mỹ) đã được chứng minh có tác dụng trung hòa, chống gốc tự do rất cao. Blueberry chứa nhiều hoạt chất sinh học bổ dưỡng cho não, giúp phục hồi các chức năng của bộ chỉ huy thông tin để việc ghi nhớ diễn ra trơn tru, cải thiện đáng kể suy giảm trí nhớ.