12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Triệu chứng và cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả

Thoái hóa cột sống cổ đang dần trở thành một căn bệnh phổ biến của xã hội khi người bệnh chiếm đến 2/3 dân số. Nếu phát hiện sớm và có những phương pháp điều chỉnh, chữa trị kịp thời, thoái hóa đốt sống cổ sẽ không phải là một mối đe dọa lớn.

Bạn biết gì về thoái hóa đốt sống cổ?

Thoái hóa cột sống cổ (hay còn gọi là thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa cột sống lưng) thực chất là tình trạng thoái hóa hệ thống xương cột sống, thường xuất hiện do tuổi tác. Căn bệnh này đang có dấu hiệu trẻ hóa, xuất hiện ở độ tuổi từ 25, 30 tuổi do nhiều áp lực công việc, thói quen và đặc thù nghề nghiệp, đặc biệt là những người thường làm việc văn phòng, lái xe….

Thoái hóa cột sống cổ bắt đầu bằng hiện tượng hư khớp ở các diện thân đốt, đĩa liên đốt tới các màng, dây chằng, sau đó xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống, hư tổn sụn và xương dưới sụn, gây đau vùng cổ.

Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý mãn tính, chậm tiến triển trong thời gian dài.

Những nguyên nhân chính gây ra thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ do tuổi tác: Khi tuổi cao, các cơ quan bộ phận đều bị lão hóa, hệ thống xương khớp hoạt động thiếu linh hoạt, sức chống đỡ bị hạn chế. Trong đó, các đốt xương cột sống, đặc biệt là đốt sống cổ sẽ bị thoái hóa dần, gây ra tình trạng tê cứng và đau nhức khó chịu.

Thoái hóa đốt sống cổ do tư thế hoạt động không đúng: Một trong nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề về xương khớp cột sống là tư thế hoạt động không đúng hoặc hoạt động quá mức. Đối với một số đặc thù công việc phải ngồi làm việc quá lâu, phải giữ nguyên một tư thế cũng dẫn đến nhức mỏi vùng cổ, gây ra những căn bệnh liên quan đến đốt sống cổ. Ngoài ra, những tư thế cúi, ngửa đầu quá nhiều, mang vác đồ vật nặng cũng gây ra những tổn thương và cơn đau vùng cổ.

Thoái hóa đốt sống cổ do chấn thương vùng cổ: Một số chấn thương do tai nạn, ngã…..như bong gân, giãn dây chằng, đau cơ có thể tác động đến dây thần kinh, ảnh hưởng đến đốt sống cổ. Nếu chấn thương ở vùng cổ có thể khiến vùng cổ đau nhứt dữ dội, tạo mầm mống cho bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Thoái hóa đốt sống cổ do chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Khi cơ thể không cung cấp đủ các dưỡng chất đi nuôi các bộ phận, đặc biệt là xương sẽ dễ dẫn đến các căn bệnh khác nhau. Xương cột sống không đủ canxi, dưỡng chất sẽ kém linh hoạt, dẻo dai và gây ra thoái hóa.

Biểu hiện và triệu chứng của thoái hóa đột sống cổ

Chứng thoái hóa đốt sống cổ có thể xuất hiện ở một số biểu hiện sau:

- Giai đoạn đầu, người bệnh có cảm giác cứng cơ, cử động khớp cổ khó khăn, cơn đau sau đó đau lan xuống vai, cánh tay. Khi ngủ dậy, người bệnh sẽ có cảm giác cổ cứng, không cử động được trong 15-20 phút.

- Khi bệnh đã tiến triển, bệnh nhân thấy xuất hiện những cơn đau ở cổ, cổ gáy cảm thấy nhức đầu nhất là vùng chẩm, xung quanh hốc mắt - khi các rễ thần kinh bị chèn ép nhiều, thì người người bệnh có cảm giác như bị điện giật, tê bì, dị cảm, mất cảm giác.

- Sau nhiều năm, người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn khi vận động, đặc biệt là các động tác cúi, xoay cột sống. Cơn đau cũng trở nên âm ỉ, rất khó chịu.

- Nếu không được chữa trị, cơn đau sẽ lan dần xuống cánh tay, thậm chí là mất cảm giác các ngón tay.

- Khi thời tiết thay đổi đột ngột, nếu người bệnh có một tư thế nằm không thuận lợi ban đêm có thể gây cứng cổ sáng hôm sau.

- Một số người bệnh còn có triệu chứng nấc, ngáp, chóng mặt.

Các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống cổ hiệu quả

Điều chỉnh tư thế hợp lý:

Đầu tiên, nên giữ khoảng cách hợp lý từ tay đến bàn làm việc hay máy tính, tối thiểu là từ 40cm trở lên, ngồi cách màn hình vi tính 50-60cm và đặt màn hình dưới tầm mắt khoảng 10-20 độ. Điều này sẽ đem lại hữu ích cho đôi mắt của bạn và giúp các cơ cổ không bị căng, mỏi.

Chú ý đặt màn hình máy sao cho cùng bên với cửa sổ, sử dụng mành để che bớt ánh sáng, điều này cũng rất có lợi cho mắt. Bạn hãy để màn hình thẳng ngay trước mặt chứ đừng để lệch về một bên. Khi ngồi gần bạn nên chỉnh ghế sao cho 2 cẳng tay của bạn song song với nền nhà. Bạn cũng nên nhớ luôn giữ thẳng lưng và 2 vai giữ ngang bằng. Nếu bạn sử dụng đồ kẹp hồ sơ dùng khi đánh máy thì kẹp này nên để càng sát màn hình càng tốt.

Về tư thế ngủ, nên thường xuyên chuyển mình, tránh nằm chỉ một hoặc 2 tư thế sẽ rất dễ bị vẹo cổ. Đặc biệt là không nằm sấp, bởi tư thế này sẽ khiến cho cổ bị gập xuống rất dễ gây nên chứng thoái hóa đốt sống cổ.

Massage cổ:

Massage cổ là một trong những phương pháp giảm đau hữu hiệu. Đầu tiên bạn hãy massage từ phần sau cổ, xoa bằng hai tay hoặc một tay. Lòng bàn tay áp sát vào cổ, di chuyển từ phần tóc ở gáy xuống lưng và phần khớp vai. Sau đó, dùng cạnh của lòng bàn tay và ngón cái bóp mạnh. Dùng mu lòng bàn tay day nhẹ từ gáy đến cổ. Thực hiện khoảng 1-2 phút. Dùng tay phải tìm đốt sống cổ thứ 7 (to hơn các đốt sống khác) và day xung quanh đốt sống đó.

Tiếp theo, đan hai tay vào nhau để sau gáy. Ngẩng cằm lên, hít vào từ từ và đếm đến 10. Mắt mở, nhìn trên trần nhà. Khi làm động tác này, tay đóng vai trò là lực cản đầu đang ngẩng lên. Các cơ ở cổ căng hết mức. Thở ra trong 10 giây, cằm từ từ cúi xuống ngực. Dưới sức nặng của tay (lúc này vẫn đan chặt vào nhau để sau cổ), các cơ ở cổ giãn ra. Lặp lại động tác này 3 lần. Bạn cũng có thể dùng túi chườm nóng để chườm cũng sẽ giúp bạn loại trừ cảm giác đau đớn.

Sử dụng thuốc giảm đau hợp lý:

Nhiều người thường sử dụng thuốc Aspirin để giảm đau nhất thời. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng thuốc, không nên quá lạm dụng nó sẽ gây nên những mặt trái cho sức khỏe.

Ngoài ra, thoái hóa đốt sống cổ không thể chữa triệt để mà chỉ có thể hạn chế nó, tốt nhất là bằng các hình thức tập thể dục, thể thao, vận động, và bổ sung các chất làm nhờn khớp. Yoga cũng là một trong những giải pháp cho việc phòng, hỗ trợ chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ và lưng.

T.H

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/trieu-chung-va-cach-dieu-tri-thoai-hoa-dot-song-co-hieu-qua-24314/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY