Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Trời rét đậm, giữ ấm cho trẻ cần tuân thủ nguyên tắc 2 mỏng, 1 dày và 4 không lạnh

Thời tiết miền Bắc tiếp tục lạnh sâu khiến nhiều bé dễ bị cảm, sốt và mắc các bệnh đường hô hấp khác nếu không được giữ ấm đúng cách.

Trẻ sơ sinh vốn rất nhạy cảm với thời tiết nên bố mẹ đặc biệt lưu ý đến việc giữ ấm đúng cách cho trẻ. nguyên tắc được đưa ra khi mặc đồ cho trẻ trong những ngày lạnh là "2 mỏng, 1 dày và 4 không lạnh", chi tiết được giải thích cặn kẽ như sau:

"2 mỏng 1 dày": Kết hợp hài hòa giữa trong nhà và ngoài trời

Khi mặc quần áo cho bé vào mùa đông, các chuyên gia khuyến cáo là nên mặc theo lớp, nhưng một cách đơn giản nhất là tuân thủ nguyên tắc "2 mỏng 1 dày". tùy theo nhiệt độ trong nhà hay ngoài trời của bé mà thêm hoặc bớt quần áo phù hợp cho bé.

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, tuân thủ nguyên tắc mặc đồ

Sợ lạnh, nhiều phụ huynh ủ cho con lớp trong lớp ngoài (Ảnh minh họa).

Khi bé chơi ở nhà, do nhiệt độ trong nhà cao hơn mà trẻ nhỏ vẫn vận động, di chuyển liên tục trong nhà nên bố mẹ chỉ cần mặc 2 lớp áo rét mỏng, chẳng hạn như áo len, áo thun, áo nỉ.

Khi cho bé đi chơi ngoài trời, bố mẹ có thể khoác thêm cho bé một chiếc áo khoác dày để phòng tránh nhiễm lạnh sẽ khiến trẻ bị cảm cúm.

"4 KHÔNG LẠNH": Không để trẻ bị lạnh ở 4 bộ phận quan trọng

Chỉ cần bốn bộ phận này được giữ ấm thì bé sẽ không dễ bị ốm hay cảm lạnh:

một là bụng: khi mặc quần áo vào mùa đông cho bé, đặc biệt chú ý giữ ấm vùng bụng, tránh trường hợp bé bị lạnh bụng có thể dẫn đến hiện tượng tiêu chảy, khó tiêu. một số bố mẹ có thói quen cho trẻ mặc áo từ năm cũ đã hơi ngắn, trong khi trẻ hay vận động nên nhìn qua thì tưởng mặc quần áo ấm mà không ít trẻ thường xuyên bị hở bụng trong thời tiết lạnh giá.

thứ hai là đỉnh đầu: thần kinh vùng đầu của bé tương đối phát triển, da đầu mỏng hơn nên tiêu hao nhiều calo hơn, cha mẹ phải giữ ấm đầu cho bé và luôn nhớ đội mũ ấm khi trẻ đi ra ngoài trời.

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, tuân thủ nguyên tắc mặc đồ

Mặc quá nhiều quần áo khiến trẻ không thể vận động (Ảnh minh họa).

thứ ba là lưng: lưng là nơi tập trung lượng lớn các đường kinh lạc và huyệt đạo. nếu em bé bị cảm lạnh ở lưng, bé cũng có khả năng bị bệnh. lưng bé dễ bị lạnh khi bố mẹ mặc quần áo dày cho bé khiến vùng lưng ra mồ hôi và khiến trẻ bị nhiễm lạnh ngược vào trong. cha mẹ nên giữ ấm vùng lưng cho trẻ nhưng không nên mặc quần áo quá nhiều hay đắp chăn quá dày.

thứ tư là bàn chân: bàn chân nằm xa tim nhất trên cơ thể con người, khả năng chịu lạnh tương đối kém. nếu chân bé không được giữ ấm đúng cách sẽ dẫn đến tuần hoàn máu cục bộ kém, bé dễ bị cảm lạnh, vi khuẩn, vi rút cũng có cơ hội xâm nhập vào phần trên cơ thể. cha mẹ nên đi giày, tất ấm cho bé vào mùa đông để tránh bị lạnh chân.

Trời rét đậm, giữ ấm cho trẻ cần tuân thủ nguyên tắc

Mùa đông, bố mẹ nên làm gì để bé ít ốm vặt?

1. Không mặc quần áo quá dày cho trẻ

Tâm lý chung của người lớn là hễ thấy trời lạnh vội mặc nhiều quần áo dầy cho trẻ và sẽ mặc nhiều hơn người lớn. trong khi đó, quá trình trao đổi chất ở trẻ diễn ra nhanh hơn người trưởng thành nên trẻ thường nóng hơn người lớn. nếu bé mặc quá nhiều quần áo và quần áo dày sẽ dễ bị đổ mồ hôi.

Khi trẻ bị ra nhiều mồ hôi vào mùa đông sẽ rất dễ bị cảm lạnh, nổi mẩn đỏ, ngứa da. Nguyên nhân là bởi mặc nhiều quần áo, bố mẹ lại ít khi kiểm tra vì nghĩ rằng trời lạnh con làm gì có mồ hôi. Thế nên khi mồ hôi làm quần áo trẻ ẩm ướt, không được thay quần áo khô ráo nên trẻ bị nhiễm lạnh ngược trở lại cơ thể gây ốm bệnh.

Nên tuân thủ nguyên tắc mặc quần áo "2 mỏng 1 dày" trên để trẻ thoải mái vận động mà vẫn đảm bảo ấm áp.

2. Không đóng kín cửa suốt cả ngày

Thời tiết mùa đông rất lạnh nên thói quen phổ biến của hầu hết các gia đình là đóng kín cửa để tránh gió và sợ không khí lạnh vào trong phòng. Việc này duy trì suốt cả ngày, thậm chí là từ ngày này qua ngày khác trong suốt mùa đông.

Khi đóng kín cửa sổ, không khí trong phòng không được lưu thông, không hề tốt cho sức khỏe của cả gia đình như nhiều người vẫn tưởng mà còn có hại. Sống trong môi trường ấy, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị tác động nhất.

Trong mùa đông, bố mẹ nên lựa những lúc nhiệt độ ấm áp nhất trong ngày hoặc những ngày thời tiết đẹp để mở cửa sổ cho phòng thông thoáng, tránh uế khí và để virus, vi khuẩn bay ra.

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, tuân thủ nguyên tắc mặc đồ

Cần kiểm tra thân nhiệt trẻ thường xuyên cả khi ở nhà và ra ngoài (Ảnh minh họa).

3. Kiểm tra thân nhiệt trẻ thường xuyên

Để bé không bị ốm, cha mẹ nên xác định chính xác thân nhiệt của bé, mặc thêm hoặc cởi quần áo cho bé kịp thời. Một trong những sai lầm của bố mẹ khi kiểm tra thân nhiệt của bé vào mùa đông là dùng tay sờ lên trán, lên mặt trẻ. Việc này sẽ không giúp ích gì mà còn khiến phụ huynh chẩn đoán nhầm bởi mùa đông tay chân thường lạnh, dùng tay kiểm tra thân nhiệt trẻ ở trán sẽ không chuẩn.

Cha mẹ có thể sờ vào cổ trẻ, nếu thấy ấm thì có thể là trẻ đang được giữ ấm vừa phải, đúng mức. ngoài ra, có thể nhìn qua các biểu hiện của trẻ như xem mặt mũi có tươi tỉnh không, da có bị tái nhợt không, tay chân có tím tái không... để xác định xem trẻ cần mặc thêm hay bớt quần áo.

=> Để chăm sóc con tốt hơn giúp trẻ không bị ốm trong những ngày lạnh, cha mẹ có thể tham khảo thêm những thông tin bổ ích TẠI ĐÂY.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/troi-ret-dam-giu-am-cho-tre-can-tuan-thu-nguyen-tac-2-mong-1-day-va-4-khong-lanh-20210107145206773.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Vận động cơ thể thường xuyên khiến cho mạch máu lưu thông tốt, tăng cường chuyển hóa các cơ quan trong cơ thể, đồng thời vận động thường xuyên làm săn chắc các nhóm cơ, tạo sức bền, chống béo phì.
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Thói quen đeo trang sức giả ngày Tết cho trẻ em từ lâu không chỉ làm đẹp, tạo phong cách thời trang mà còn biểu lộ ước mong của người lớn có một năm mới giàu sang, phú quý. Tuy nhiên…
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Dưỡng chất cần thiết cho trẻ em ung thư như chất đạm, đường (carbohydrate), chất béo, nước, vitamin và khoáng chất. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn hiểu rõ nhu cầu đặc biệt của con bạn và lên kế hoạch ăn uống cụ thể.
  • Điều trị ung thư và chính bản thân bệnh ung thư có thể làm con bạn thay đổi về hương vị và mùi vị,sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ.
  • Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định rõ về xử lý những người hành nghề trái phép và Ph* thai cho trẻ vị thành niên.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY