Đây là nhiệm vụ Khoa học Công nghệ thuộc lĩnh vực Y dược, với mục tiêu xây dựng nguồn nguyên liệu Sâm bố chính tại tỉnh Bình Thuận, từ đó tạo ra các sản phẩm khoa học công nghệ có giá trị cao.
Theo nghiên cứu, Sâm bố chính có tên gọi khác là Sâm Phú Yên, Bố chính sâm. Tên khoa học Abelmoschus sagittifolius, họ bông (Malvaceae) là cây thảo, sống lâu năm, cao 30-50 cm hay hơn. Rễ hình trụ mập, màu trắng nhạt hoặc hơi vàng, hình dáng rất giống nhân sâm. Theo Trung tâm Sâm và Dược liệu thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay ở Việt Nam có ít nhất 8 loại mang tên Sâm bố chính khác nhau về hình thái: hoa có màu đỏ, hồng, cam hay vàng với màu sắc đậm nhạt khác nhau ở cánh hoa, lá trưởng thành xẻ thùy 5, hình mũi mác hoặc nguyên.
Nhiều nghiên cứu kết luận, Rễ Sâm bố chính chứa chất nhầy 35-40%, tinh bột , chứa phytosterol, coumarin, acid béo, acid hữu cơ, đường khử và hợp chất uronic. Hàm lượng lipid là 3,96%, lipid gồm acid myrisric, acid palmitic, acid stearic, acid oleic, acid linoleic, acid linolenic. Hàm lượng protein toàn phần là 0,23g %, hàm lượng protid là 1,26g %. Các acid amin gồm 11 chất, trong đó có histidin, arginin, threonin, alanin, prolin, tyrosin, valin, phenylalanin và leucin. Hàm lượng tinh bột là 15,14% và polysaccharide là 18,92%. Polysaccharide là D-glucose và Lrhamnose. Ngoài ra, còn có 13 nguyên tố: Na, Ca, Mg, Al, So Fe, V, Mn, Ti, Mo, Cu, Zr và P.
Nếu được nghiên cứu và phát triển đúng định hướng, Sâm bố chính rất có thể sẽ trở thành nguồn nguyên liệu quý để bào chế các loại dược phẩm, thực phẩm và mỹ phẩm như chữa ho, làm lành vết thương, tạo gel, keo, tăng độ dai, tăng độ nhớt, độ bọt, dưỡng ẩm cho da và tóc.../.
Để tìm hiểu kỹ hơn về cây Sâm bố chính bạn hãy đọc thêm các bài viết ở dưới về, Công dụng, tác dụng, bài Thu*c chữa bênh, kỹ thuật trồng bảo quản và thu hái dược liệu Sâm bố chính đúng cách theo khoa học.