Bạo hành vợ vì tiền
Chưa qua nổi kỷ niệm 10 năm ngày cưới, cuộc hôn nhân của vợ chồng anh Hùng dường như đã đi vào ngõ cụt. Yêu nhau 3 năm mới cưới, hai vợ chồng chung sống được gần chục năm, con cái nếp tẻ đủ cả. Con gái lớn học lớp 2, thằng bé học lớp mẫu giáo 4 tuổi. Họ lấy nhau vì tình yêu và sống khá hạnh phúc suốt 8 năm. Nhưng hơn một năm trở lại đây anh làm ăn thua lỗ, công ty phá sản, nợ nần chất chồng. Vợ chồng nhiều lần cãi vã cuộc sống gia đình êm ấm bỗng suốt ngày nghe tiếng cãi vã, đánh đập của hai vợ chồng.
Anh Hùng làm giám đốc công ty tư vấn xây dựng ở Tp.HCM, công ty anh chỉ chừng hơn chục nhân viên. Nhưng do biết tính toán lại nhanh nhẹn hoạt bát mỗi tháng anh cũng đưa về cho vợ chi tiêu trong gia đình không dưới 50 triệu. Chị Hoa vợ anh làm nhân viên truyền thông ở một tập đoàn lớn thu nhập cũng khá. Vì vây, nên gia đình anh cũng tích lũy được ít tài sản. Cuộc sống gia đình an nhàn, đầy đủ vật chất nếu không muốn nói là dư dả.
Hai vợ chồng bắt đầu hục hặc nhau khi chuyện làm ăn của anh Hùng trục trặc. Vì ham làm giàu anh Hùng gom góp hết tài sản dành dụm của hai vợ chồng, cộng thêm đi vay nặng lãi bên ngoài để đầu tư bất động sản. Làm ăn thua lỗ, kinh tế gia đình khánh kiệt, nợ nần nhiều nơi. Để trả nợ anh phải bán căn nhà to đẹp 5 tầng. Cả gia đình chuyển đến ở thuê một căn hộ tập thể cũ. Không những thế anh còn phải mang cả nhẫn, vòng vàng, của hồi môn của vợ bán đi lấy tiền trả nợ.
Khó khăn về kinh tế chất chồng cũng là thời điểm bắt đầu đánh dấu “biểu đồ” hạnh phúc gia đình anh có dấu hiệu đi xuống. Đang có cuộc sống sung túc, giờ phải chuyển sang sống cảnh thiếu thốn, lại suốt ngày trong tâm trạng thấp thỏm, bế tắc vì chủ nợ suốt ngày gọi điện đòi tiền, gây sức ép cuộc sống của vợ chồng anh Hùng thường xuyên căng thẳng. Vợ trách móc chồng ham làm giàu, đầu tư không có tính toán nên mới thua lỗ, để vợ con phải khổ.
Có thể bạn quan tâm Cuộc sống sau khi cưới: Sự thật không như mơ Xúc động với bài học tình yêu cho cặp vợ chồng “suýt” ly hôn Sai lầm khiến hôn nhân đi vào bế tắc |
Chồng đang bế tắc vì chưa tìm được cách xoay tiền trả nợ, lại nghe vợ chì chiết nên to tiếng nói lại. Mỗi khi chị than vãn về cuộc sống khó khăn thì anh Hùng sừng sộ “Cô có giỏi thì lo toan cho cái gia đình này êm ấm đi, bao nhiêu năm qua một mình tôi lo cho cả cái gia đình này cũng phải có lúc nghỉ ngơi chứ. Không lo được, không chịu được thì im cái mồm đi”.
Bí bách, chị mắng anh là bất tài, đến nuôi vợ cũng kém thì sao đáng mặt đàn ông. Nước tràn ly, anh giang tay tát vợ và gào lên "Cô thử nhìn ra xung quanh xem, vợ chồng người ta chung lưng đấu cật, chia ngọt sẻ bùi với nhau, có đâu như cô cứ nhìn thấy chồng là tiền, tiền, tiền…".
Vợ chồng bất hòa, anh Hùng đâm chán nản, nhiều lần uống rượu ở ngoài say khướt về nhà chửi bới, rồi lại đánh vợ. Chị Hoa đau đớn, nhục nhã nhưng không dám bỏ chồng vì sợ hai đứa con không có bố, đi học sợ bị bạn bè bêu riếu. Nhiều đêm mất ngủ, lặng lẽ rơi nước mắt, chị Hoa cứ tìm cho mình câu trả lời mãi không ra. Tại sao trước đây chồng mình yêu chiều vợ con là vậy, mà nay lại lại phũ phàng trút lên vợ những những lời lẽ cay độc và còn không thương tiếc thượng cẳng chân hạ cẳng tay với chị. Chẳng lẽ vì tiền ư!? Hay bản thân chị cũng hành xử không đúng!?
Tâm thần vì tiền
Câu chuyện của vợ chồng anh Nam cũng có điểm tương đồng với vợ chồng anh Hùng ở trên, cũng vì kinh tế khó khăn làm ăn thất bát dẫn tới hạnh phúc gia đình bị lung lay. Nhưng khác với anh Hùng anh không đánh đập vợ con, nhưng lại rơi vào trạng thái không làm chủ được bản thân.
Anh Nam được đào tạo bài bản, lại là người có kinh nghiệm làm ăn trên thương trường nhiều năm anh rất tự tin vào tài kinh doanh và xoay sở của mình. Làm trưởng phòng marketing một tập đoàn lớn ngay trung tâm Q.1, Tp.HCM, lương tháng vài nghìn đô, nên kinh tế gia đình anh luôn dư giả. Có tiền lại sẵn có máu làm ăn, lại thấy nhiều người thành tỷ phú nhờ chứng khoán, nên anh đã bàn bạc với vợ cùng bỏ tiền đầu tư vào thị trường này.
Khi thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh, anh Nam đã chớp thời cơ và đã nhanh chóng thành công kiếm được rất nhiều tiền, thời điểm làm ăn được trong tay họ có cả vài chục tỉ đồng. Thấy anh Nam đầu tư vào chứng khoán có lời lớn, nhiều bạn bè và cả họ hàng cũng cố cầm cố nhà để hùn tiền cho anh đầu tư với ước mơ làm giàu nhanh chóng.
Khi thị trường chứng khoán lao dốc đi xuống, giá cổ phiếu sụt giảm chóng mặt, anh đã không kịp bán hết, và hàng đống tiền của mọi người cứ thế bay hơi từng ngày. Anh Nam đã mất hoàn toàn số tiền bỏ ra. Ngôi nhà gần chục tỉ của anh cũng phải bán đi trả nợ. Họ hàng bạn bè không ít người nghe anh đầu tư theo, cũng rơi vào cảnh nợ nần chồng chất.
Sau khi mất cả chì lẫn chài, anh bị khủng hoảng trầm trọng và đã có ý đinh tự tử nhiều lần nhưng gia đình phát hiện kịp nên đều bất thành. Trước áp lực vì trắng tay, nhiều người bị liên lụy theo, anh Nam chính thức bị hoảng loạn và gia đình phải đưa anh vào điều trị tại bệnh viên tâm thần. Ở bệnh viện anh luôn trong trạng thái căng thẳng cao độ, mất kiểm soát hành vi. Không những thế, trong suốt nhiều ngày điều trị ở viện, có không ít người tới hỏi thăm anh đòi nợ anh, và thậm chí trách móc anh… khiến bệnh anh càng nặng.
Từ ngày mất tiền và nợ nần vì chứng khoán, anh rất dễ bị kích động, tâm lý bất ổn, thường xuyên phải cần đến sự giám sát của bác sỹ tâm thần. Bác sỹ cho biết, anh bị rối loạn tâm trí do làm ăn thua lỗ. Đang có một gia đình hạnh phúc, sung túc giờ đây nó trở nên tiêu điều vắng bóng tiếng cười đùa, mọi người cứ ra vào như những cái bóng trầm lặng buồn bã, và người đàn ông trụ cột trong gia đình là anh Nam thì giờ đây cứ hết thơ thẩn lại rơi vạo tình trạng hoảng loạn không tự chăm sóc được cho bản thân.
Chuyên gia lên tiếng Người ta vẫn nói “Tiền là gốc rễ của quỷ dữ” và nó có thể phá hủy bất kỳ mối quan hệ nào. Theo chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn (Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Con Người): Trong giai đoạn khủng hoảng này, vợ chồng nên học cách chia sẻ trong cuộc sống, không nên chỉ dựa vào nguồn thu của mỗi người. Quan trọng là cả hai cùng đóng góp để xây dựng mỗi quan hệ tốt đẹp và tương lai chung. Vợ chồng cởi mở giao tiếp để hiểu nhau hơn cũng là một cách giúp vượt qua thời gian khó khăn. |
Theo chuyên đề
Sức khỏe gia đình (NXB Y học)
Chủ đề liên quan: