Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Trung Quốc tụt lại trong cuộc đua tiêm chủng

Khi nhiều nước tăng tốc trong chiến dịch tiêm vaccine Covid-19, Trung Quốc vẫn giẫm chân tại chỗ do sự hoài nghi của người dân.

Khi nhiều nước đang chật vật kiểm soát số ca nhiễm nCoV leo thang, Trung Quốc thành công dập dịch bằng các biện pháp nghiêm ngặt. Chính phủ thần tốc xây dựng bệnh viện dã chiến trong vài ngày, nhanh chóng xét nghiệm đại trà hàng trăm nghìn dân, phong tỏa biên giới rộng lớn.

Đến thời điểm triển khai vaccine, thế giới kỳ vọng nhìn thấy chiến dịch tiêm chủng với tốc độ dữ dội tương tự. giới chuyên gia từng cho rằng trung quốc sẽ một lần nữa bỏ xa các nước phương tây. song 7 tuần sau khi phê duyệt liều vaccine đầu tiên, tình hình hoàn toàn trái ngược.

Kể từ ngày 15/12, hơn 31,2 triệu liều tiêm đã được sử dụng, thấp hơn 35 triệu liều của mỹ, tương đối nhỏ so với dân số 1,4 tỷ người. theo ước tính của bloomberg, cứ 100 người trung quốc thì chỉ hai người được tiêm vaccine liều đầu tiên. tỷ lệ này ở mỹ là 10/100 và ở israel là gần 60/100.

Chính phủ chưa đạt được mục tiêu đặt ra là tiêm chủng cho 50 triệu người trước kỳ nghỉ tết nguyên đán. điều này làm dấy lên câu hỏi: liệu nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu có tiếp tục đóng cửa khi phần còn lại của thế giới bắt đầu có miễn dịch cộng đồng và trở lại cuộc sống bình thường hay không?

Huang Yanzhong, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Toàn cầu tại New Jersey, cho biết: "Chúng tôi kỳ vọng họ sẽ thành công bởi nghĩ rằng chính phủ sẵn sàng triển khai chiến lược sâu rộng như từng làm trước đó. Nhưng có vẻ chúng tôi đã quá lạc quan rồi".

Sự chậm trễ của trung quốc không đến từ khâu phân phối hoặc thiếu nguồn cung như châu âu. giới chức đã triển khai vaccine ở hơn 25.000 địa điểm, bao gồm sân vận động, bảo tàng và trung tâm văn hoá cộng đồng. nước này cũng tiêm chủng khẩn cấp kể từ tháng 7/2020. vaccine do sinovac biotech và hãng dược quốc gia sinopharm sản xuất dễ bảo quản ở tủ lạnh thông thường trong hơn một năm, tránh được thách thức về hậu cần.

Nhân viên y tế trung quốc tiêm vaccine covid-19 cho người dân, tháng 12/2020. ảnh: reuters

Trung quốc gặp khó khăn khi tiêm chủng chủ yếu vì sự do dự của người dân. họ có những nỗi lo khác nhau, từ vấn đề an toàn đến mức độ bảo vệ. nhiều người cho rằng vaccine là không cần thiết, bởi phần lớn cụm dịch mới chỉ tập trung ở khu vực miền bắc lạnh giá. với tốc độ hiện tại, trung quốc sẽ mất tới hơn 5 năm để đạt miễn dịch cộng đồng, quá lâu so với con số 11 tháng của mỹ và 6 tháng của anh.

"nếu không tăng cường nỗ lực tiêm phòng, trung quốc sẽ phải trì hoãn mở cửa biên giới, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong những năm tới. các đợt bùng phát dày đặc sẽ khiến nước này phải duy trì biện pháp hạn chế lâu hơn mức cần thiết", louis kuijs, trưởng bộ phận kinh tế châu á tại oxford economics ở hong kong, nhận định. ông hy vọng trung quốc sẽ tăng tốc tiêm chủng ở thời điểm nào đó, nhấn mạnh nước này gặp một số bất lợi tiềm tàng.

Khác với quy định thử nghiệm và cách ly nghiêm ngặt, giới chức trung quốc không bắt buộc người dân dùng vaccine. việc tiêm chủng vẫn hoàn toàn tự nguyện, ngay cả đối với nhóm ưu tiên như nhân viên y tế. trong khi các nhà lãnh đạo thế giới khác xắn tay áo tiêm vaccine trước ống kính truyền thông, trung quốc không có động thái tương tự.

Các công ty nội địa cho biết chỉ từ một phần ba đến dưới một nửa nhân viên định chủng ngừa. anne zhu, nhân viên văn phòng của một hãng hàng không tại vô tích, giang tô, cho biết cô đã được nhận vaccine chỉ vì một số tiếp viên không có nhu cầu tiêm phòng. nhân viên hành chính nghiễm nhiên được đưa lên nhóm ưu tiên. theo zhu, chỉ 13% trong số 1.200 nhân lực của hãng đã tiêm vaccine.

Tại Trường Liên kết Mỹ - Thượng Hải, giảng viên nghiên cứu xã hội Kirk Irwin cho biết khoảng 30% viên chức của trường tham gia chủng ngừa, bao gồm công dân Trung Quốc và người nước ngoài.

"Một số người đợi đến tháng 4 hoặc tháng 5, bởi ai cũng cảm thấy Thượng Hải khá an toàn và họ cũng không định đi du lịch nước ngoài", bà nói.

Người dân Bắc Kinh xếp hàng tiêm phòng Covid-19. Ảnh: EPA-EFE

Các nhà phát triển vaccine trong nước đã bị chỉ trích vì thiếu minh bạch khi công bố dữ liệu an toàn và hiệu quả của sản phẩm. điều này làm dấy lên hoài nghi tại các quốc gia như pakistan và indonesia, vốn có hợp đồng mua bán với trung quốc.

Giống với những nước khác, nhân viên y tế cũng lo sợ sẽ trở thành chuột thí nghiệm nếu tiêm vaccine trước. sophia qu, bác sĩ tại bệnh viện tỉnh quảng đông, từ chối đề nghị tiêm vaccine vì lo lắng gặp phải tác dụng phụ. cô cho biết chưa đến một nửa số đồng nghiệp của mình đồng ý tiêm phòng.

Một số người chờ đợi vaccine do nước ngoài sản xuất, phần vì "bóng ma" của những vụ bê bối trong quá khứ. jason, sinh viên tốt nghiệp ở bắc kinh, cho biết anh sẽ đợi đến khi vaccine pfizer được chấp thuận. anh lo ngại vaccine trong nước không đủ hiệu quả như các liều tiêm điều chế theo công nghệ mrna.

Tuy nhiên, truyền thông trung quốc cho biết vaccine nước này. china daily dẫn lời bộ trưởng y tế lào bounkong syhavong: "các loại vaccine của trung quốc được chứng minh là an toàn và hiệu quả".

Tổng thống peru francisco sagasti cũng bày tỏ cảm kích và đặt mua 300.000 liều vaccine của sinopharm. phó thủ tướng campuchia hor namhong namhong nói vaccine đã được sử dụng ở hàng chục quốc gia châu á, châu phi, mỹ latinh và châu âu,

Hôm 8/2, người phát ngôn bộ ngoại giao wang wenbin cho biết trung quốc viện trợ vaccine cho 53 nước đang phát triển. quốc gia dự kiến xuất khẩu thêm cho 22 nước khác.

Nawal al-kaabi, điều tra viên chính của thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 với vaccine trung quốc tại các tiểu vương quốc ả rập thống nhất, cho biết: "vaccine sinopharm không để lại phản ứng phụ nghiêm trọng. đây là dấu hiệu tích cực, cho thấy hệ miễn dịch cơ thể đang đáp ứng tốt".

Tại brazil, andre lobato, nhà nghiên cứu tại trung tâm quan hệ quốc tế fiocruz, đánh giá cao loại vaccine khác là coronavac.

"không thể nhầm lẫn, vaccine bất hoạt là ánh sáng hy vọng cho người dân brazil. kể từ ngày 17/1, khoảng 3,5 triệu người đã được tiêm chủng. chủ nghĩa hoài nghi đối với vaccine trung quốc đang sụp đổ bởi sự thật, tinh thần đoàn kết và nhu cầu".

Thục Linh (Theo Straistimes)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/trung-quoc-tut-lai-trong-cuoc-dua-tiem-chung-4233542.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY