Quy chế bệnh viện hôm nay

Trưởng phòng đẻ: nhiệm vụ quyền hạn

Tổ chức thực hiện việc đỡ đẻ, theo dõi chăm sóc sản phụ, trẻ sơ sinh bảo đảm an toàn, vô khuẩn từ khi sản phụ chuyển dạ vào buồng đỡ đẻ buồng sinh cho tới khi kết thúc cuộc đẻ

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của bác sĩ trưởng khoa phụ sản, trưởng buồng đỡ đẻ ( buồng sinh) có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

Nhiệm vụ

Tổ chức hoạt động của buồng đỡ đẻ( buồng sinh) theo quy chế công tác khoa phụ sản và quy chế chống nhiễm khuẩn trong bệnh viện.

Tổ chức thực hiện việc đỡ đẻ, theo dõi chăm sóc sản phụ, trẻ sơ sinh bảo đảm an toàn, vô khuẩn từ khi sản phụ chuyển dạ vào buồng đỡ đẻ (buồng sinh) cho tới khi kết thúc cuộc đẻ, chuyển sản phụ và trẻ sơ sinh ra khỏi buồng đỡ đẻ ( buồng sinh).

Thực hiện kỹ thuật đỡ đẻ thường và đỡ đẻ khó.

Tổ chức hội chẩn trong trường hợp đẻ khó bảo đảm an toàn cho sản phụ và sơ sinh.

Kiểm tra, đôn đốc các thành viên trong buồng thực hiện đúng quy chế bệnh viện.

Tổ chức tham gia cấp cứu ngoài bệnh viện, hỗ trợ tuyến dưới khi được trưởng khoa phụ sản hoặc giám đốc bênh viện phân công.

Tổ chức thường trực buồng đỡ đẻ ( buồng sinh) liên tục 24 giờ.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc và trưởng khoa phụ sản phân công.

Tuyên truyền giáo dục bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ sơ sinh và kế hoạch hoá gia đình.

Quyền hạn

Chỉ định các phương pháp đỡ đẻ, xử lí những trường hợp thai bất thường, chăm sóc đặc biệt cho sản phụ và trẻ sơ sinh.

Chủ trì các buổi họp và giao ban hàng ngày của buồng đẻ ( buồng sinh).

Kí giấy chứng sinh.

Bố trí nhân lực trong buồng đỡ đẻ ( buồng sinh) phù hợp với công việc.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/quyche/truong-phong-de-nhiem-vu-quyen-han/)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY