Phóng sự hôm nay

Trường Sa sừng sững hiên ngang giữa biển trời Tổ quốc

Hải trình vượt 987 hải lý đưa chúng tôi qua 5 đảo chìm, 5 đảo nổi và Nhà giàn DK1/16 đúng vào dịp 44 năm quần đảo Trường Sa được giải phóng.

Từ trên tàu ngắm nhìn các xã đảo quê hương là một màu xanh bát ngát. Và chúng tôi hiểu, để có được màu xanh ấy, biết bao người ngã xuống...

TTND.BS. Trần Sĩ Tuấn trao tặng quà cho Chỉ huy đảo Đá Nam.

Chúng tôi đến các điểm đảo đúng vào mùa khô nên sinh hoạt của quân và dân trên đảo có khó khăn và chủ yếu dùng nước ngọt từ các bể chứa nhưng một màu xanh đến dịu dàng vẫn làm thỏa lòng khách ghé thăm. tại nhiều đảo nổi của quần đảo mà chúng tôi đặt chân đến bây giờ đều bát ngát những thảm cây muống biển trên những triền cát cho đến rau mồng tơi, bầu bí, cải xanh... tất cả đều trụ vững bất chấp khí hậu nghiệt ngã như một sự diệu kỳ.

Nói đến là nhớ đến quần đảo bão tố những vượt lên tất cả bằng bàn tay, khối óc, mồ hôi và cả máu đã làm nên cuộc đổi thay diệu kỳ.

Ở đảo xa, mỗi một nơi đi qua, một lần bước chân đến đã gợi lên cho chúng tôi biết bao niềm cảm xúc quá đỗi thân thương và bình dị.

Thương từng trái bàng vuông, thương trái dừa Nam Yết, nhớ những vạt rau muống vươn lên cứng cỏi trong trời xanh, nắng rát. Thương những ngôi nhà màu vàng giữa biển xanh vời vợi.

…Chúng tôi đã qua đảo nổi, đảo chìm

Những rau muống, rau lang...

Thương các anh mà xanh

Thương các anh mà sống!

Đêm đứng gác trong rì rầm biển động

Ngọn sóng nào cũng sóng quê hương...

(Trích: Bạch Đằng trong sóng Trường Sa - Nhà thơ Trần Sĩ Tuấn).

Một chiều hè chói chang trên đảo Cô Lin, nhà thơ Trần Sĩ Tuấn đã rút từ gan ruột mình viết nên những dòng thơ thấm đẫm tình yêu biển đảo và người lính. Nhiều cán bộ trong đoàn công tác đứng vây quanh nhà thơ chỉ được mong anh đọc bài thơ vừa hoàn thành. Không ai trong chúng tôi có thể quên được giây phút ấy. Trong một khoảnh khắc, nhiều người đang phải nén lại cảm xúc trào dâng - giấu đi giọt lệ đang nhòe trên khóe mắt.

Phút thăng hoa của nhà thơ Trần Sĩ Tuấn trên boong tàu Trường Sa 571.

Tâm sự với phóng viên, nhà thơ Trần Sĩ Tuấn thổ lộ: Hạnh phúc lớn nhất khi được trải nghiệm hành trình ra biển đảo quê hương là được rung cảm, được sống tâm hồn của người lính đảo. Đọc thơ giữa biển trời bao la của Tổ quốc, nơi đầu sóng ngọn gió, giữa quần đảo bão tố là kỷ niệm đáng nhớ và không phai mờ trong tâm trí. Tôi thực sự xúc động và nghẹn ngào, vinh dự, tự hào khi sáng tác thơ và đọc thơ cho những chiến sĩ trên biển đảo quê hương.

Tiếp tục dựng xây biển đảo, ngoài tinh thần thép thôi thì chưa đủ bởi nó không thể nào đương đầu nổi với sóng gió khắc nghiệt - nơi có gần một nửa số ngày trong năm phải chịu bão giông. Sự đổi thay diệu kỳ khởi nguồn từ một tinh thần - người lính. Chính tinh thần thiêng liêng ấy đã làm cho sức người trở nên mạnh mẽ, chế ngự những con sóng bạc đầu, những tia nắng rát cháy thịt da, truyền cảm hứng được cống hiến trên những vùng đảo tiền tiêu.

Không chỉ là một sừng sững hiên ngang, trong mỗi chúng tôi, luôn tràn đầy sức sống mới. khi màn đêm buông xuống, quần đảo tiền tiêu lung linh ánh điện. dù là đảo nổi hay đảo chìm, ra đến huyện đảo đều bắt gặp trụ điện, tua-bin gió và nhiều tấm pin năng lượng mặt trời, nhờ đó đã cơ bản bảo đảm nguồn điện cung cấp cho sinh hoạt hàng ngày cho người dân.

Giữa trập trùng sóng gió, vẫn đầy sức sống tươi xanh với những con người bền gan bám biển. những ngày ở đảo, không ít lần tôi lặng người dừng chân khi nghe tiếng gà gáy trưa, tiếng chuông chùa loang giữa thinh không. lòng tự nhủ, tổ quốc chính là đây, đất nước chính là đây! để rồi, đêm về nằm nghe sóng rì rào mà cứ ngỡ như “bạch đằng trong sóng trường sa” - thơ của nhà thơ trần sĩ tuấn.

Sau 10 năm, tôi lại đến với - quần đảo thiêng liêng của tổ quốc giữa biển đông đầy sóng gió. hôm nay xanh hơn, hồn việt ngày càng đậm đà hơn qua bàn tay vun đắp của nhiều thế hệ. từ những xã đảo song tử tây, sinh tồn hay thị trấn trường sa, đảo nổi sinh tồn, nam yết... cho đến những đảo chìm nhỏ nhoi nhưng vững chãi đá nam, đá thị, cô lin... đều bừng lên sức sống trường tồn như một ngôi làng nhỏ trong đất liền nơi ta đã gặp bất kỳ ở làng quê nào đó trên đất nước việt nam. đến đảo chìm và nhà giàn chênh vênh giữa biển, ở đâu cũng bắt gặp một màu xanh.

Chuẩn đô đốc Đặng Minh Hải - Phó chính ủy Quân chủng Hải quân (người đứng giữa) và ông Nguyễn Ngọc Tuấn - Phó chủ tịch thường trực HĐND TP. Hà Nội dùng nước ngọt được lọc từ nước biển do máy lọc nước của Hà Nội tặng đảo chìm.

Những lớp sóng nhẹ nhàng chờm lên, mơn man dạt vào đảo. Lẫn trong tiếng gió ru là tiếng líu kíu của bầy vịt biển đang giỡn nước. Khung cảnh thanh bình của một làng biển hiện hữu nơi cuối trời Tổ quốc. Một tiếng gà trưa chợt cất lên, vài ba con nữa gáy theo, rộn rã một góc đảo. Đàn vịt bắt đầu lên đảo, những bước chân đạp lên líu ríu khi có khách lạ, không còn lạ lẫm.

Tôi không quên lần chạm ngõ cổng tam quan chùa Song Tử Tây trong buổi sáng hè nắng cháy. Giữa tiếng rì rào sóng vỗ, bầu trời xanh ngắt, ngôi chùa Việt với lá cờ Tổ quốc bay trong gió hiên ngang giữa bốn bề sóng vỗ.

Nhờ tình yêu, lòng quyết tâm của quân, dân và sự chung sức của cả nước mà rau vẫn xanh và hoa vẫn nở trên cát cháy giữa biển khơi. huyện đảo hiện có 3 đơn vị hành chính là thị trấn trường sa, xã song tử tây và xã sinh tồn. những năm gần đây, thị trấn trường sa, xã song tử tây và xã sinh tồn cùng nhiều điểm đảo khác không ngừng được củng cố và phát triển cơ sở vật chất để phục vụ cho đời sống kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng.

Những vạt rau muống, nhành hoa được người lính đảo nâng niu chăm sóc.

Chúng tôi ghé thăm gia đình vợ chồng anh Ngô Thành Được và chị Nguyễn Thị Lan trên xã đảo Song Tử Tây. Anh Được và chị Lan có 2 con trai, đứa lớn 7 tuổi, đứa nhỏ 5 tuổi, biết tin có tàu ra đã xin phép ba mẹ cho chơi ngoài bia chủ quyền. Còn anh, chị ở nhà lúi húi lau chùi lại bàn ghế đón khách đất liền. Dù chưa quen biết nhưng anh chị ra tận cửa dắt tay vào nhà như người thân lâu ngày chưa được gặp mặt. Tay thoăn thoắt vừa rót nước, vừa lau lại chiếc tivi 40 inch, chị Lan kể: Gia đình 2 bên bố mẹ ở trong đất liền thường xuyên gọi điện ra hỏi thăm nên nỗi nhớ nhà cũng vợi bớt. Ngoài đảo, trung bình mỗi ngày được 5 - 7h có điện thắp sáng nên trẻ con vừa được học bài, lại xem hoạt hình như các bạn cùng lứa nên bọn trẻ ngoài này vui lắm các bác à!

Hoa đã tô sắc đất cằn sỏi cát thuở nào ở song tử tây, lớn, sơn ca, nam yết... tôi cảm nhận sự đổi thay diệu kỳ nhờ những người lính hải quân từng gắn bó nơi này và họ đều xem đảo như một phần máu thịt của mình để cùng gieo mầm sống mãnh liệt trên những vùng đảo tiền tiêu.

Khi bài báo này chuẩn bị lên khuôn, tin buồn dội đến, đại tướng lê đức anh - nguyên chủ tịch nước chxhcn việt nam từ trần. câu nói đanh thép của đại tướng lê đức anh ở đảo tháng 5 năm 1988 luôn được treo trang trọng ở khắp các đảo: “... chúng ta xin thề trước hương hồn của tổ tiên ta, trước hương hồn của cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh vì tổ quốc, xin hứa với đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau quyết tâm bảo vệ bằng được tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo - một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của tổ quốc thân yêu của chúng ta”.

Vĩnh biệt Đại tướng, chúng ta cùng chung tay góp sức xây biển, đảo quê hương vững mạnh. Với tinh thần “Đảo là nhà. Biển cả là quê hương. Còn người, còn đảo”. Thế hệ sau nối tiếp truyền thống của những người đi trước quyết tâm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng nơi biển, đảo và thềm lục địa đã được xác lập từ hàng nghìn năm.

Trong chuyến thăm, làm việc tại huyện đảo và nhà giàn dk1, ttnd.bs. trần sĩ tuấn - bí thư đảng ủy, tổng biên tập báo sk&đs đã trao các phần quà của báo đến quân, dân các đảo: song tử tây, đá nam, đá thị, sơn ca, nam yết, đá lớn c, sinh tồn, cô lin, đá đông a, lớn và nhà giàn dk1 mà đoàn đã đặt chân đến thăm. đặc biệt là gói quà trang thiết bị y tế cho bệnh xá đảo sơn ca trị giá 200 triệu đồng (máy điện tim 6 kênh; máy siêu âm xách tay; bộ dụng cụ tiểu phẫu 24 chi tiết, cọc truyền dịch). mỗi phần quà là tình cảm chất chứa yêu thương từ hơi ấm đất liền đến với người lính ngoài đảo xa.

Bài ảnh: Anh Tuệ

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/truong-sa-sung-sung-hien-ngang-giua-bien-troi-to-quoc-n156359.html)
Từ khóa: trường sa

Chủ đề liên quan:

trường sa

Tin cùng nội dung

  • Xuất phát từ cảng Quốc tế Cam Ranh, sau 36 giờ lênh đênh trên biển cùng con tàu Kiểm ngư Việt Nam KN 490. Sáng sớm ngày 15/4, Đoàn công tác Công đoàn Y tế Việt Nam rời tàu đến thăm, giao lưu và tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ trên đảo Sơn Ca
  • Mới học đến lớp 7, nhưng bà Hoàng Thị Sửu (TP Đồng Hới, Quảng Bình) mạnh dạn mở xưởng đóng tàu công suất đến nghìn mã lực, vươn khơi vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa.
  • Vào 10h ngày 3/9, tổ bay trực thăng Mi 171 từ Trường Sa do thượng tá phi công Ngô Vi Sơn, Chủ nhiệm bay, lái chính Trung đoàn Không quân 917 đã hạ cánh xuống khu vực quân sự sân bay Tân Sơn Nhất
  • Nếu là lực lượng nước ngoài chiếm đảo, chúng tôi sẽ chiến đấu đến cùng, nhưng khi nghe tiếng miền Bắc kêu gọi đầu hàng, chúng tôi đã buông súng, Thiếu tướng Mai Năng nhắc lại lời một viên chỉ huy Việt Nam Cộng hòa bị bắt làm tù binh ở Trường Sa năm 1975.
  • Sang ngày thứ 7, tàu của chúng tôi chính thức đặt chân lên Cô Lin, điểm đảo chỉ nhỏ như một vết chấm trên bản đồ, song đã đi vào lịch sử nước nhà
  • Mình hiểu tâm trạng của một người vợ cảnh sát biển đang công tác tại nơi đầu sóng ngọn gió, nơi Trường Sa thân yêu
  • Khi bước chân lên đảo Song Tử Tây, một hòn đảo lớn ngự phía cực Bắc quần đảo Trường Sa, điều đầu tiên khiến tôi reo lên một cách ngỡ ngàng...
  • Giữa muôn trùng sóng gió, quân và dân huyện đảo Trường Sa vẫn tràn đầy niềm tin canh giữ biển trời thiêng liêng của Tổ quốc.
  • Vượt ra ngoài ranh giới của Thánh địa Mỹ Sơn, của văn hóa Chăm, khèn Saranai đã đến với mảnh đất Trường Sa hết sức tình cờ. Chính sự tình cờ này đã tạo nên một món quà tinh thần vô cùng ý nghĩa và đặc biệt.
  • Cán bộ Trạm Khí tượng hải văn Trường Sa Lớn là những người không thể thiếu trong việc góp phần giúp ngư dân yên tâm bám biển
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY