Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Truyền 18 lọ huyết thanh cứu người bị rắn lục cắn

TP HCM-Người đàn ông 43 tuổi, làm vườn bị con rắn lục đuôi đỏ lẩn trong đám rau cắn vào ngón tay trái.

Ba ngày qua, bệnh nhân điều trị tích cực tại bệnh viện quận thủ đức. bác sĩ trần minh kha, khoa cấp cứu, bệnh viện quận thủ đức, cho biết, khi nhập viện, vết thương rắn cắn nơi ngón giữa bàn tay trái bệnh nhân đã sưng to, phù nề lan đến cẳng tay.

Rắn lục đuôi đỏ (trimeresurus albolabris) là loài cực độc trong họ rắn lục. trong 24 giờ đầu nhập viện, người bệnh được truyền liên tục 18 lọ huyết thanh kháng nọc rắn lục đuôi đỏ vì tổn thương tại chỗ cắn nặng hơn, sưng lan lên khuỷu tay.

Kết thúc truyền huyết thanh, tổn thương của bệnh nhân được kiểm soát, giảm sưng nề, không diễn tiến nặng thêm trong vòng 24 giờ tiếp theo.

Bác sĩ vũ ngọc chức, trưởng khoa cấp cứu, bệnh viện quận thủ đức, cho rằng bệnh nhân đến viện muộn do cố gắng tìm con rắn đã cắn mình để xác định loại, do đó việc điều trị, sử dụng Thu*c giải độc bị trì hoãn. thêm vào đó, bệnh nhân sơ cứu vùng tay bị rắn cắn bằng cách buộc garo chặt, liều huyết thanh dùng khởi đầu chưa đủ so với lượng nọc rắn vào cơ thể.

Đến ngày 23/9, sức khỏe bệnh nhân đã hồi phục, có thể xuất viện an toàn.

Theo bác sĩ chức, hàng năm bệnh viện quận thủ đức tiếp nhận rất nhiều trường hợp bị rắn độc cắn, thường là họ rắn hổ và rắn lục. nếu bệnh nhân không xác định được loại rắn độc nào cắn mình, bác sĩ có thể dựa trên biểu hiện nhóm triệu chứng để nhận diện rắn, có hướng điều trị thích hợp.

Bác sĩ chức nhấn mạnh, cách thức sơ cứu ban đầu và chỉ định dùng huyết thanh kháng nọc rắn phù hợp đóng vai trò rất quan trọng trong xử trí rắn cắn. cách sơ cứu đúng là phải đưa nạn nhân rời khỏi hiện trường an toàn, phải hạn chế vận động. rửa, băng ép và nẹp cố định vùng chi bị rắn cắn nhằm hạn chế hấp thu nọc độc qua đường bạch huyết. sau đó, vào bệnh viện ngay hoặc gọi cấp cứu 115, truyền huyết thanh kháng nọc độc rắn nếu có chỉ định.

"sai lầm rất phổ biến trong sơ cứu rắn cắn là rạch, hút nọc độc, buộc garo, bôi các chất lạ vào vết thương. sơ cứu không đúng sẽ gây hại thêm, khiến nạn nhân bị nhiễm trùng, nhiều trường hợp phải đoạn chi, thậm chí Tu vong", bác sĩ chức nói.

Rắn lục đuôi đỏ thân màu xanh, đuôi màu nâu đỏ, dài khoảng 60-100 cm, sống phân bố khắp vùng miền. Khi mang thai, nọc rắn cái tập trung nhiều và hung dữ nhất. Chúng hoạt động vào ban đêm trên mặt đất và nghỉ ngơi trên cây vào ban ngày.

Mới đây, một người đàn ông ở Tây Ninh bị rắn hổ mang chúa nặng 5 kg cắn ở đùi, vào bệnh viện cấp cứu với con rắn khổng lồ vẫn quấn trên tay. Anh ta trải qua gần một tháng thập tử nhất sinh tại Bệnh viện Chợ Rẫy, may mắn thoát ch*t.

Thư Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/truyen-18-lo-huyet-thanh-cuu-nguoi-bi-ran-luc-can-4165994.html)

Tin cùng nội dung

  • Một nhà khoa học Mỹ quả quyết, chứng trầm cảm nên được tái định nghĩa là một căn bệnh truyền nhiễm, thay vì một rối loạn cảm xúc.
  • Bà Miến có bài Thuốc gia truyền 6 đời, sử dụng các cây dược liệu quý trên rừng chữa khỏi bệnh phù thũng do thận mà y học hiện đại gọi là chứng viêm cầu thận.
  • Bệnh trĩ là bệnh phổ biến ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Tỉ lệ mắc bệnh trĩ tại Việt Nam chiếm khoảng 60% dân số.
  • Em đang điều trị viêm loét dạ dày do HP, đã dùng xong đợt kháng sinh, nhưng em bị sút cân và suy nhược. Vậy em muốn truyền dịch (sinh tố) có được không? Em xin cảm ơn BS.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Hầu hết các loài rắn Bắc Mỹ không độc hại, trừ một số trường hợp ngoại lệ như rắn chuông, rắn san hô và rắn hổ mang. Vết cắn của chúng có thể đe dọa tính mạng.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Các loại rắn thường trở nên hung hãn hơn vào mùa xuân, đầu hè, và thu. Số lượng nạn nhân bị rắn cắn tăng vào tháng 4 và tháng 10, do thời gian này thời tiết đẹp, mọi người tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY