Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Truyền huyết tương từ người khỏi Covid-19 cho người bệnh nặng liệu pháp bất hoạt virus Sars-CoV2

Thông tin từ Tiểu ban Điều trị - Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho biết, Việt Nam sẽ thử nghiệm truyền huyết tương của bệnh nhân khỏi cho bệnh nhân Covid-19 nặng.

Theo đó, huyết thanh chứa kháng thể được chiết tách từ máu bệnh nhân đã khỏi bệnh sẽ được truyền cho bệnh nhân nặng đang điều trị. Khi truyền vào cơ thể người bệnh, huyết thanh chứa kháng thể sẽ giúp hỗ trợ diệt virus gây bệnh.

Hiện nay các nước trên thế giới đều "chạy đua" để tìm ra các phương pháp điều trị cho bệnh nhân Covid-19, đây là virus mới và người ta chưa hiểu rõ về nó dẫn tới các guideline điều trị liên tục thay đổi và cập nhật mới.

Tại Mỹ, trong nghiên cứu đăng trên tạp chí chính thức của Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ, các nhà nghiên cứu đã xác nhận hiệu quả của này với 10 bệnh nhân Covid-19, độ tuổi từ 34 đến 78. Trong 3 ngày truyền huyết tương, các triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân như sốt, ho, khó thở và đau tức ngực dần cải thiện.

Cùng với đó, số lượng bạch huyết bào (tế bào bạch cầu trong hệ miễn dịch- lymphocyte) trong cơ thể bệnh nhân cũng tăng, chức năng gan, phổi được cải thiện và giảm các ổ viêm. Hàm lượng kháng thể tăng hoặc duy trì ở mức cao sau khi bệnh nhân được truyền.

Trong vòng 7 ngày, hình ảnh chụp CT ngực của bệnh nhân cũng cho thấy diện tích các vùng tổn thương phổi thu hẹp. Ngoài ra, phương pháp này không có phản ứng phụ nghiêm trọng.

GS.TS Nguyễn Gia Bình. Ảnh: D.Hải, Sức khỏe & Đời sống.

Trao đổi với chúng tôi, GS Nguyễn Gia Bình – nguyên trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, thành viên của Tiểu ban điều trị bệnh nhân Covid-19 chia sẻ, đây là một phương pháp cực kỳ tốt cho những bệnh nhân Covid-19 nặng.

Theo GS Bình, đây là vũ khí tốt diệt virus Covid-19. Lấy huyết tương của người đã lành bệnh Covid-19 truyền cho người đang điều trị Covid-19. Trong người bệnh khi nhiễm virus các tế bào đã nhận ra vi khuẩn nếu lấy huyết tương của người khỏi bệnh truyền cho thì các tế bào này nhận biết virus và bất hoạt virus rất nhanh.

Hiện nay, các bác sĩ đang thuyết phục các bệnh nhân đã khỏi bệnh và để họ tình nguyện cho. Người hiến chỉ cần hiến huyết tương. Lượng máu có thể truyền lại hồng cầu, các bác sĩ chỉ tách lấy huyết tương để truyền cho người bệnh.

Khi thử máu nếu chỉ số hợp nhau thì có thể lấy huyết tương của người lành truyền cho người nặng.

Theo GS Bình, hiện nay virus Sars-CoV-2 là virus mới và đây được xem là con virus nguy hiểm nhất từ trước tới nay vì nó "biến hoá" khó lường. Virus này không chỉ đánh sập lá phổi của người bệnh mà nó còn đi vào tim, thận, não, tĩnh mạch gây tắc tĩnh mạch.

Đến nay các nhà khoa học y khoa trên toàn thế giới vẫn liên tục cập nhật, ghi chép những thông tin mới nhất về bệnh Covid-19 trong quá trình điều trị. Đối với Việt Nam, phác đồ điều trị Covid-19 đã thay đổi lần thứ 3 và sắp tới sẽ thay đổi, bổ sung thêm các phác đồ điều trị mới nhất theo guideline cập nhật.

Hiện Việt Nam còn 127 trường hợp bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế trong cả nước trong đó có 2 bệnh nhân rất nặng là bệnh nhân số 91 và bệnh nhân số 19.

Bệnh nhân số 91 đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM hiện vẫn đang thực hiện điều trị tuần hoàn máu ngoài cơ thể với 4 chuyên gia hỗ trợ từ BV Chợ Rẫy, TP.HCM. Còn bệnh nhân số 19 ở BV Bệnh nhiệt đới trung ương cũng rất nặng, bệnh nhân này bị virus tấn công vào tim.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/gs-nguyen-gia-binh-truyen-huyet-tuong-nguoi-khoi-covid-19-la-phuong-phap-cuc-ky-tot-cho-benh-nhan-nang-20200409220049005.htm)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh dạ dày là bệnh thường gặp, trước kia bệnh được coi là nan y vì có nhiều biến chứng và hay đau tái phát.
  • Em đang điều trị viêm loét dạ dày do HP, đã dùng xong đợt kháng sinh, nhưng em bị sút cân và suy nhược. Vậy em muốn truyền dịch (sinh tố) có được không? Em xin cảm ơn BS.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY