Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Tự cắt dây rốn bằng dao thái đồ ăn, trẻ sơ sinh bị uốn ván nặng

(MangYTe) - Tự dùng dao thái đồ ăn để cắt dây rốn, một trẻ sơ sinh 7 ngày tuổi ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa) bị nhiễm trùng uốn ván nặng đã được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cứu sống.

Ngày 29/4, bệnh viện nhi thanh hóa cho biết vừa cứu sống bệnh nhi giàng thị d. 7 ngày tuổi ở xã mường lý, huyện mường lát (thanh hóa) bị uốn ván rốn.

Tự cắt dây rốn bằng dao thái đồ ăn, trẻ sơ sinh bị uốn ván nặng - Ảnh 1.

Bé Giàng Thị D. được chăm sóc tại Bệnh viện.

Trước đó, bệnh nhi giàng thị d. nhập khoa hồi sức tích cực sơ sinh bệnh viện nhi thanh hóa ngày 4/4 trong tình trạng co cứng toàn thân, miệng cắn chặt, cứng hàm. cơn giật liên tiếp và tăng lên khi có tiếng động mạnh, kích thích hoặc đụng vào người bệnh.

Thông tin từ người nhà bệnh nhân cung cấp, giàng thị d. được sinh tại nhà. bố của cháu d. đã sử dụng dao thái đồ ăn của gia đình cắt rốn cho bé.

Ngay sau khi nhập viện, Giàng Thị D. được các bác sĩ xác định bệnh nhân bị uốn ván rốn. Bệnh nhân được cách ly điều trị riêng với phòng kín, tránh ánh sáng tiếng động tối đa, an thần sâu, thở máy và nuôi dưỡng tĩnh mạch.

Bác sĩ lê xuân trung, trưởng khoa hồi sức tích cực sơ sinh, bệnh viện nhi thanh hóa cho biết: "sau 24 ngày điều trị tích cực, trẻ hết giật và cai được máy thở, hiện đã bú mẹ được. dự kiến vài ngày tới, bệnh nhân sẽ được xuất viện về nhà".

Bác sĩ trung cũng khuyến cáo, để phòng trừ uốn ván sơ sinh ngoài những biện pháp vô khuẩn trong điều trị, chăm sóc trẻ trong và sau sinh thì tiêm vắc xin uốn ván là biện pháp quan trọng, hữu hiệu để phòng bệnh uốn ván sơ sinh. vắc xin uốn ván rất an toàn cho cả mẹ và con. vì thế, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, phụ nữ đang mang thai cần được tiêm vắc xin phòng uốn ván hoặc vắc xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván.

MỘC MIÊN

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/tu-cat-day-ron-bang-dao-thai-do-an-tre-so-sinh-bi-uon-van-nang-20210429152157722.htm)

Tin cùng nội dung

  • Viêm ruột hoại tử là một cấp cứu nội khoa và ngoại khoa đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh non tháng.
  • Thông thường, trẻ sơ sinh thường rụng rốn khi được 5 đến 7 ngày tuổi. Nếu chăm sóc rốn không tốt, có thể gây nhiễm trùng rốn.
  • Bốn tuần lễ đầu sau sinh là thời gian cần thiết để trẻ thực hiện những biến đổi S*nh l* thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung.
  • Rốn trẻ sơ sinh thường rụng sau sinh 5-15 ngày (trung bình là 7 ngày). Các trường hợp rốn lâu rụng thường do dùng thường xuyên các chất sát trùng, do mắc một số bệnh ở rốn hoặc do nhiễm khuẩn.
  • Đối với trẻ không nghe được, nếu không can thiệp kịp thời sẽ không nói được (điếc câm), trong khi thực chất bộ phận phát âm hoàn toàn bình thường.
  • Cháu bé Đinh Văn Rể ở tỉnh Quảng Ngãi đã 5 tuổi nhưng chỉ nặng 3 kg và cao 50 cm, yếu ớt chẳng khác trẻ mới sinh ra.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Kính chào Mangyte, Con trai tôi 19 tháng tuổi chưa được tiêm vacxin 5 in 1. Giờ tôi muốn tiêm dịch vụ 6 in 1 cho bé có được không? Và nên tiêm ở địa chỉ nào? Xin chân thành cảm ơn. (Hoài Anh - Bình Dương)
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY