12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Tự chẩn đoán bệnh trước dịp Tết theo phương pháp Đông y

Mách bạn cách tự chẩn đoán bệnh theo phương pháp Đông y dựa trên nền tảng vốn có của nền Y học cổ truyền để có thể điều chỉnh cách sinh hoạt sao cho có lợi nhất cho sức khỏe.

Hàng trăm năm trước đây, để nhận biết triệu chứng bệnh các lương y đã áp dụng cách khám lâm sàng hết sức tinh tế và độc đáo. Từ đó, thầy thuốc có thể quy nạp thành các hội chứng bệnh và đề ra các nguyên tắc chữa bệnh thích hợp. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách tự chẩn đoán bệnh theo phương pháp Đông y vô cùng chính xác, bạn hãy tham khảo nhé.

Nhìn thần sắc và hình dáng đoán bệnh

Bạn cần quan sát rất tỉ mỉ về trạng thái tinh thần, màu sắc da và hình dáng của người bệnh, qua đó sẽ giúp sơ bộ chẩn đoán được tình hình bệnh tật. Đặc biệt chú trọng đến hoạt động của tinh thần người bệnh.

Người có sức khỏe tốt thì có thần sắc rạng rỡ, tinh thần thoải mái

Tinh thần hoạt động tốt sẽ có những biểu hiện như: mắt sáng, tỉnh táo, có ý thức, mọi hành động từ lời nói đến suy nghĩ đều tự chủ…

Nhìn nét mặt, ánh mắt là một quan sát nữa mà bạn cần chú tâm đến. Vì tâm khai chiếu ra ở mắt và ở sắc mặt. Từ đó, có thể quan sát sắc mặt, ánh mắt để suy đoán tâm lý cũng như cõi lòng của một người.

Người mà tinh thần ủ rũ thì nét mặt kém tươi, lo lắng, buồn chán; người mà mắt nhìn đăm đăm thì lòng đang bực tức, hận thù; người có ánh mắt nhìn ngơ ngác là tâm trạng căng thẳng, rối loạn, sợ hãi.

Bên cạnh việc quan sát hoạt động về tinh thần, bạn cũng luôn chú ý đến việc nhìn màu sắc trên da và niêm mạc của người bệnh để phân định trạng thái hàn nhiệt của người bệnh.

Sắc mặt đỏ là tình trạng nóng trong người, thân nhiệt trong người đang gia tăng hơn bình thường. Sắc đỏ còn biểu hiện cho sự viêm nhiễm trong cơ thể. Tuy nhiên cũng cần phân biệt người bệnh bị nóng ít hay nóng nhiều.

- Trường hợp nóng nhiều: Biểu hiện là đỏ bừng cả mặt, kèm theo khô khát, sốt cao 39-40 độ (thực nhiệt).

- Trường hợp nóng ít: Người bệnh da bị khô, cơ thể mất nước, biểu hiện sốt nhẹ về chiều, sắc mặt đỏ, chỉ hơi đỏ ở hai gò má và người gai rét chứ không sốt, thường gặp trong các chứng bệnh lâu ngày ở người cao tuổi.

Sắc mặt vàng sẽ có liên quan đến tỳ vị thấp nhiệt làm thủy thấp đình trệ lại, da không được nuôi dưỡng tốt, nên da sẽ có màu vàng.

Chứng vàng da thường gặp trong bệnh viêm gan siêu vi, da có màu vàng do một chất hóa học có tên bilirubin, được tạo ra bởi sự phá hủy của phân tử mang oxy nằm bên trong các tế bào hồng cầu.

Người có da mặt vàng có thể mắc các bệnh liên quan tới tỳ vị

Sắc trắng thường do thiếu máu, hư hàn, liên quan đến hiện tượng mất máu, mao mạch bị co lại, huyết dịch giảm sút đồng thời dòng máu lưu thông kém… Thường có liên quan tới hàn chứng, dương khí suy nhược hoặc khí huyết không đầy đủ.

Sắc da đen xám, u tối thường là do thận hư, tinh khí suy kiệt, không vận hóa được thủy thấp làm máu huyết ngưng trệ gây ra hiện tượng xám đen.

Quan sát hình dáng vùng đầu mặt: Nếu khuôn mặt hốc hác là cơ thể đang suy nhược, là do suy dinh dưỡng, nhìn thấy trước cổ, mạch đập nhanh nếu là phụ nữ thì có thể họ đang mang thai hoặc bị bướu cổ. Nếu ở sau gáy có khối thịt u lên như mập là dấu hiệu của bệnh tăng huyết áp.

Quan sát đôi mắt để chẩn đoán bệnh

Quan sát hoạt động của mắt:

Nếu mắt mờ do can khí thực hoặc do hỏa vọng, mắt khô là thủy khí của thân không lên để nuôi mắt, mắt có quầng thâm chính là do thận âm hư.

Nếu nhìn thấy có vòng màu trắng quanh tròng đen là do cholesterol cao, kinh nghiệm cho thấy rằng những người có những triệu chứng này thường có nguy cơ mắc bệnh tim.

Quan sát hình dáng của mũi: Nếu cánh mũi phập phồng là dấu hiệu của bệnh viêm đường hô hấp do cảm lạnh. Đầu mũi đỏ là dấu hiệu của hỏa, do bị huyết áp cao. Mũi sưng là dấu hiệu nhiễm trùng hoặc viêm xoang.

Quan sát hình dáng của môi: Môi là bộ vị để tìm dấu hiệu bệnh tật ở tim mạch, hệ thống tiêu hóa, và buồng trứng ở phụ nữ.

- Màu sắc chung quanh môi có màu trắng xanh là dấu hiệu lạnh bụng, sôi bụng, tiêu chảy hoặc ăn không tiêu.

- Lở loét quanh môi miệng, đây có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu hụt vitamin B. Để bổ sung, bạn hãy thêm vào thực đơn của bạn nhiều loại ngũ cốc cùng rau xanh và thịt.

Với những gì chúng tôi chia sẻ, hy vọng các bạn sẽ áp dụng được cách tự chẩn đoán bệnh theo phương pháp Đông y phù hợp với mình. Chúc các bạn và gia đình luôn khỏe.

Khuyên Vũ

Theo Tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/tu-chan-doan-benh-truoc-dip-tet-theo-phuong-phap-dong-y-24927/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY