Tình yêu và giới tính hôm nay

Tự kỷ - Mối nguy hại đáng báo động và cách nhận biết căn bệnh hiện đại này

Bệnh tự kỷ là căn bệnh đáng lo ngại và ngày càng phổ biến đối với trẻ em thời hiện đại. Trên thực tế, căn bệnh này không phân biệt giàu nghèo, nhưng thống kê lại cho thấy phần trăm trẻ em con gia đình giàu có chiếm phần trăm mắc căn bệnh này cao hơn.

Phần lớn những gia đình có con mắc phải căn bệnh “hiện đại” này là những người thành đạt, luôn bận rộn với công việc, dành ít thời gian cho con. Theo một số nghiên cứu, khi tách con cái ra khỏi hơi ấm của cha hoặc mẹ quá sớm sẽ khiến con bị hụt hẫng, không tìm được phương hướng. Chính lúc này, trẻ sẽ sống cuộc sống cô lập, nếu trong tâm lí trẻ có sẵn yếu tố tự kỷ thì bệnh sẽ trở nặng nhanh hơn.

Ngoài ra, một số trẻ được gia đình bao bọc quá kỉ, sống trong cuộc sống đầy đủ tiện nghi nhưng lại không được tiếp xúc với mọi thứ bên ngoài, không được hoạt dộng tự do, tương tác với một số bạn bè khác cũng là nguyên nhân khiến hội chứng này phát triển và có chiều hướng trở nên trầm trọng nếu tình trạng này kéo dài.

Tự kỷ là một trong những căn bệnh khá phổ biến ở thời hiện đại

Bên cạnh đó, những trẻ em ở nông thôn ít bị hội chứng này do chúng có điều kiện được giao tiếp với mọi người xung quanh, được vui chơi, vận động thoải mái, đó là điều giúp trẻ phát triển một cách bình thường.

Chúng ta có thể thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng tự kì này. Tuy nhiên, theo một số nhà nghiên cứu, họ đã tìm ra được một số những nguyên nhân thứ yếu sau đây

1. Do di truyền

Theo một số nghiên cứu cho thấy, khoảng 90% trẻ mắc bệnh là do di truyền. Nếu trong gia đình đã có ai từng bị căn bệnh này thì chắc chắn con cháu sau này cũng sẽ có người bị như vậy.

2. Do ảnh hưởng từ mẹ trong quá trình mang thai

Có thể là do trong quá trình mang thai người mẹ mắc bệnh cúm, sởi…chính điều này đã ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ, không những có nguy cơ cao khiến thai nhi bị dị dạng mà còn khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh tự kỉ.

Việc sử dụng thuốc khi mang thai là một trong những nguyên nhân dễ khiến cho trẻ mắc bệnh tự kỷ

3. Do mẹ sử dụng một số thuốc không theo chỉ định của bác sĩ khi mang thai

Trong thời kì mang thai, muốn sử dụng thuốc để phòng bệnh thì phải theo hướng dẫn của bác sĩ. Có một số bà mẹ sau khi sinh con ra thì bị mắc hội chứng tự kỷ, do trong quá trình mang thai đã sử dụng một số loại thuốc như an thần, axit valproic hoặc thuốc điều trị dạ dày, tá tràng, viêm khớp…

4. Mẹ bầu gặp vấn đề về tuyến giáp

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ khi chào đời bị tự kỳ là do vấn đề về tuyến giáp, hoặc cũng có thể là do sự thiếu hụt tyroxin của người mẹ trong tuần 8 – 12 của kỳ thai nghén được công nhận là sản sinh ra những thay đổi trong não thai nhi dẫn tới tự kỷ.

Phía trên là một số những nguyên nhân được nghiên cứu nhằm chỉ ra tầm quan trọng của sức khỏe mẹ bầu có ảnh hưởng rất lớn đến việc mắc bệnh của trẻ. Ngoài những nguyên đó còn có một số lý do cũng ảnh hưởng đến việc mắc bệnh của trẻ đó chính là các mẹ bầu thường hay bị căng thẳng, mệt mỏi, stress, u buồn… hay nếu trẻ bị thiếu sự quan tâm của cha mẹ, hay bị có cảm giác cô đơn, hoặc hay nghe nhạc vàng “buồn u sầu ảo não” thì trẻ cũng có thể sinh ra căn bệnh tự kỷ.

Sức khỏe của mẹ trong quá trình mang thai quyết định đến sự phát triển của trẻ sau này

Mặt khác, chính xã hội, thời đại phát triển cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc hội chứng này cũng phát triển mạnh mẽ. Các bà mẹ cần biết thêm một số dấu hiệu để biết xem con mình có bị mắc bệnh hay không để còn có những biện pháp ngăn chặn kịp thời.

1. Không giỏi khả năng giao tiếp phi ngôn ngữ

Các trẻ khi bị tự kỷ thường có một biểu hiện đặc trưng nhất đó chính là khả năng giao tiếp của chúng không được tốt, đặc biệt chúng không thể sử dụng tốt việc giao tiếp phi ngôn ngữ.

Điều đó có nghĩa là các con không thể giao tiếp với chúng ta bằng mắt, không có khả năng hiểu và áp dụng được những biểu cảm bằng cơ mặt, cũng như một số biểu hiện của ngôn ngữ qua hành động của cơ thể.

Khi những đứa trẻ giao tiếp với chúng ta mà không nhìn thẳng vào mắt đối phương thì rất có thể trẻ đã bị mắc hội chứng này.

2. Kìm hãm cảm xúc

Trẻ nhỏ khi mắc chứng bệnh này thường hay kháng cự lại thứ mà chúng ta gọi là tình cảm, yêu thương. Với trẻ tự kỷ, chúng cho rằng những hành động ôm ấp, yêu thương đó là đang uy hiếp hay muốn xâm hại đến bản thân của chúng nên luôn bày tỏ thái độ kháng cự và chống đối.

3. Chậm nói

Một số đứa bé lại có biểu hiện về việc chậm nói hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Từng đứa trẻ khác nhau chúng sẽ có biểu hiện về chứng bệnh này khác nhau. Đối với triệu chứng chậm nói thì biểu hiện của trẻ chính là không nói chuyện với bất kì một ai, chỉ chăm chú vào những công việc riêng, không chú ý đến mọi người xung quanh.

Trẻ chậm nói, ít giao tiếp với mọi người xung quanh là một trong những biểu hiện của căn bệnh tự kỷ

Để có thể nhận biết trẻ có bị chậm nói hay không thì hãy so sánh trẻ với bạn cùng tuổi hoặc là các anh chị em trong gia đình. Nếu có những biểu hiện lạ thường thì hãy đem trẻ đến ngay bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có cách chữa trị kịp thời, tránh để mọi chuyện đi quá tầm kiểm soát.

4. Thói quen mang tính “nghi thức”

Mỗi đứa trẻ chúng sẽ có những thói quen riêng, và đối với trẻ tự kỷ cũng tương tự như vậy. Tuy nhiên, khi chúng ta làm gián đoạn nó thì trẻ nhỏ sẽ không biết tìm cách để giải quyết. Một khi việc đó xảy ra trẻ sẽ rất tức giận, còn một số khác thì bỏ đi khỏi tình huống khó xử ấy.

Tự kỷ cũng tạo ra những hành vi mang tính nghi thức. Nếu bạn nhìn thấy con mình hay sắp xếp đồ chơi hoặc là dụng cụ cá nhân theo một quy luật thứ tự nào đó thì rất có thể đứa trẻ nhà bạn đã và đang mắc phải căn bệnh tự kỷ. Ngoài ra, nếu những thứ đó bị phá vỡ đi thì con chúng ta sẽ vô vùng tức giận và có thể trở nên cọc cằn, khó chịu hơn vì điều này.

5. Vận động chậm chạp

Vận động chậm cũng là một trong những biểu hiện của hội chứng này. Trẻ vận động chậm là do rối loạn một số chức năng về lực cơ trong cơ thể. Thường thì trẻ tự kỷ ít khi bắt chước theo một ai để làm hành động gì đó, hoặc sẽ từ chối những quá trình luyện tập thể thao. Đôi khi trẻ lại có những hành động như nhăn mặt, xoán vặn tay chân, đập đầu,… nhưng chung quy tất cả những hành động ấy đều rất chậm.

Cần quan sát các vận động, biểu hiện của trẻ ngay khi còn nhỏ để phòng tránh căn bệnh tự kỷ ngay từ khi chúng mới bắt đầu

6. Không có kỹ năng giao tiếp

Trên thực tiễn, trẻ sơ sinh cũng có khả năng giao tiếp với người khác, có thể bạn không hiểu trẻ đang nói gì và những câu nói của trẻ cũng không có cấu tứ gì cả nhưng điều đó thể hiện là bé rất biết lắng nghe và trả lời lại.

Tuy nhiên, đối với trẻ tự kỷ thì lại không có kỹ năng đó. Có một số trẻ ban đầu vẫn có kỹ năng này nhưng dần dần bệnh nặng thêm thì bé xem như đã bị mất kỹ năng đàm thoại.

Thanh Thanh

Theo tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/song-tam-ly/tu-ky--moi-nguy-hai-dang-bao-dong-va-cach-nhan-biet-can-benh-hien-dai-nay-28084/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY