Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Tự mua kim tiền thảo trị sỏi thận, một bệnh nhân nguy kịch

Kim tiền thảo được biết đến là một vị Thu*c đông y rất phổ biến để điều trị sỏi tiết niệu. Tuy nhiên ít ai biết được chúng cũng có thể gây ra những phản ứng dị ứng Thu*c nguy hiểm.
kim tiền thảo">kim tiền thảo được biết đến là một vị Thu*c đông y rất phổ biến để điều trị sỏi tiết niệu. Tuy nhiên ít ai biết được chúng cũng có thể gây ra những phản ứng dị ứng Thu*c nguy hiểm tương tự như Thu*c tây y trên cơ địa những người mẫn cảm.

BS. Nguyễn Thị Huyền Trang, Khoa Hồi sức Tích cực - Bệnh viện TƯQĐ 108 cho biết, BV vừa tiếp nhận cấp cứu một trường hợp bị ngộ độc cấp do tự mua lá kim tiền thảo">kim tiền thảo về sắc uống trị sỏi thận theo kinh nghiệm dân gian.

Bệnh nhân Nguyễn Thị Ch., nhập viện tại BV TƯQĐ 108 với chẩn đoán suy đa tạng (suy gan, suy thận), đông máu rải rác lòng mạch và được chuyển tới Khoa Hồi sức tích cực. Tại đây, các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân có yếu tố nhiễm độc dị ứng gây ra tình trạng trên.

Bệnh nhân được điều trị tích cực như lọc máu liên tục, thay huyết tương, bổ sung các yếu tố đông máu… đồng thời các bác sĩ cũng tìm kiếm nguyên nhân gây ngộ độc bằng phương pháp độc tế bào với các Thu*c đã và đang dùng. Kết quả cho thấy, bệnh nhân có dị ứng với kim tiền thảo">kim tiền thảo đã dùng trước đó (do người nhà cung cấp).

Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, trước đó, bệnh nhân có ra quầy Thu*c đông y mua lá kim tiền thảo về sắc uống để trị sỏi thận theo kinh nghiệm dân gian. Uống được nửa tháng bệnh nhân xuất hiện loét miệng với các vết phỏng nước đau rát nên ngừng Thu*c. Sau 5 ngày, các nốt phỏng xuất hiện nhiều hơn và lan rộng ở vùng tầng sinh môn, mặt trong đùi và gót chân kèm theo nhiều mảng xuất huyết và ổ máu tụ vùng mông (vị trí tỳ đè).

Hiện tại bệnh đã có cải thiện về chức năng gan, thận và rối loạn đông máu. Tuy nhiên tình trạng bệnh nhân vẫn còn nặng. Các bác sĩ vẫn đang tìm nguyên nhân liệu bệnh nhân có bị ngộ độc với các dược chất có trong kim tiền thảo hay các chất bảo quản Thu*c hay không. Tuy nhiên, đây là một lời cảnh báo về tình trạng lạm dụng Thu*c đông y để chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian mà không có hướng dẫn của thầy Thu*c và suy nghĩ Thu*c đông y là “vô hại” vẫn đang tồn tại trong nhân dân.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tu-mua-kim-tien-thao-tri-soi-than-mot-benh-nhan-nguy-kich-18976.html)

Tin cùng nội dung

  • Sỏi tiết niệu là nguyên nhân thứ ba gây suy thận mạn tính. Thống kê trung bình tại BV Bạch Mai, khoa tiết niệu Việt Đức cho thấy tỷ lệ tái phát của sỏi thận là từ 10% đến 50%.
  • Kích thước sỏi từ 10 - 20 mm, bệnh nhân yên tâm điều trị bằng phương pháp nội soi (Ultra-mini NLPC) rất hiệu quả giúp rút ngắn thời gian và giảm đau cho người bệnh.
  • Suốt 3 tháng, ông Minh, 56 tuổi (Hà Nội) thấy đau ở bộ phận Sinh d*c, nhất là khi quan hệ. Thậm chí đi tiểu ra cả cục máu.
  • Em năm nay 22 tuổi, hiện bị bệnh sỏi thận và thận đa nang. Từ khi phát hiện bệnh đến nay đã gần 5 năm.
  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Theo Đông y, cây bông hạc có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ thấp. Dùng chữa viêm thận cấp tính và mạn tính; Viêm bàng quang; Sỏi tiết niệu...
  • Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta. Theo y học cổ truyền, sỏi tiết niệu thuộc chứng thạch lâm, chứng sa lâm, hoặc cát lâm, huyết lâm (đái ra máu), yêu thống,... Người bệnh thường có biểu hiện đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó... Nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết, thận hư, khí hư.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Rau ngổ hay còn gọi là rau om, tên khoa học là Limmophila chinensis thuộc họ Scrophulariaceae. Rau thường mọc nhiều ở ao, rạch, mương và thường được trồng làm gia vị, nêm trong món canh chua, lẩu chua, giả cầy, phở, lươn um...
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY