Sinh sản , Nữ hôm nay

Tự nhiên mất kinh là bệnh gì?

Tôi 24 tuổi, tự dưng 3 tháng nay bị mất kinh. Tôi đã đi khám phụ khoa, thực hiện siêu âm, làm xét nghiệm... và kết quả là hoàn toàn bình thường, không có u hay buồng trứng đa nang.

Dù vậy tôi vẫn lo lắng khi chưa thấy dấu hiệu của kinh nguyệt. Không biết tôi có vấn đề gì không? Tôi chỉ lo ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. Xin bác sĩ cho lời khuyên. (Minh Nguyệt)

Ảnh minh họa: Theglobeandmail.com.

Trả lời:

Tình trạng bị mất kinh kéo dài như của bạn trong đông y gọi là bế kinh. Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ diễn ra khoảng mỗi tháng một lần. Tuy nhiên, có những người lại đi theo chu kỳ riêng (2 tháng thấy kinh 1 lần gọi là tính nguyệt, cứ 3 tháng 1 lần gọi là cự nguyệt, nếu 1 năm 1 lần gọi là tỵ niên, có người không có kinh mà vẫn có con gọi là ám kinh, có người đã mang thai mà đến kỳ kinh vẫn ra ít máu, song thai nhi vẫn phát triển bình thường gọi là ích kinh).

Vô kinh cũng là một hiện tượng không hiếm gặp ở phụ nữ. Trong đó có hai dạng, vô kinh nguyên phát (đến tuổi trưởng thành mà không có kinh) và vô kinh thứ phát (có kinh rồi mất - hay còn gọi là bế kinh). Riêng chứng vô kinh nguyên phát cần đến ngay bệnh viện khám để tìm nguyên nhân, sau đó mới nên cân nhắc là chữa trị theo đông y hay tây y.

Về vô kinh thứ phát (bế kinh), nguyên nhân là huyết bị hư tổn, đàm thấp, huyết ứ, bế tắc kinh mạch. Các trường hợp bế kinh có thể thuộc hai dạng. Một là thể khí huyết hư nhược: kinh nguyệt ít, màu nhạt, ăn kém, hồi hộp. Hai là thể khí trệ huyết ứ: bụng dưới đau, thần trí uất ức, sắc mặt tối, ngực sườn đau.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, có thể do những xáo trộn về tâm lý, sinh hoạt, lối sống... Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng không tốt tới khả năng sinh sản của bạn. Vì vậy bạn cần đi khám và điều trị.

Lương yChủ tịch Hội Đông y Cầu Giấy, Hà Nội

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/tu-nhien-mat-kinh-la-benh-gi-2878789.html)

Chủ đề liên quan:

bế kinh mất kinh thuốc đông y

Tin cùng nội dung

  • Theo ThS. Bs Hoàng Khánh Toàn – Chủ nhiệm khoa Y học cổ truyền bệnh viện 108, An cung ngưu Hoàng Hoàn là một bài Thu*c rất quý trong Đông Y đã có từ hàng ngàn năm nay. Nếu sản xuất chuẩn, chỉ định đúng, sử dụng đúng thì sẽ đem lại hiệu quả tốt.
  • Bệnh sâu răng xảy ra phổ biến ở trẻ em. Những người không giữ vệ sinh răng miệng tốt cũng dễ bị sâu răng.
  • Khi sự tiêu hóa bị rối loạn như đầy bụng, khó tiêu, ăn không thấy ngon... người ta thường tìm đến các Thuốc hỗ trợ tiêu hóa. Vậy đó là những Thuốc nào và hiệu quả của chúng đến đâu?
  • Một vài thay đổi nho nhỏ cũng giúp bạn làm giảm nguy cơ chảy máu khi dùng warfarin: dùng bàn chải đánh răng mềm...
  • Bệnh cảm cúm theo mùa do virut gây ra. Bệnh thường lành tính và tự khỏi trong vòng 7 ngày. Tuy nhiên cũng cần chú ý tới các biến chứng nguy hiểm nếu cơ địa bệnh nhân yếu như viêm phổi, viêm tai xương chũm..., nhất là ở trẻ em và người cao tuổi.
  • Việc tin tưởng mù quáng vào các loại thảo dược và chế phẩm bổ sung ăn uống có thể gây hại cho cơ thể nhiều hơn là có lợi.
  • Gừng có tác dụng vô cùng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý khi sử dụng loại thực phẩm này. Dưới đây là 5 điều cần lưu ý khi sử dụng gừng.
  • Thời tiết ẩm ương của mùa đông miền bắc rất dễ khiến người lớn, trẻ nhỏ bị viêm họng và ho. Hãy tham khảo các cách chữa ho dân gian dễ làm dưới đây nhé.
  • Theo y học cổ truyền, lá của cây lá móng có tác dụng hoạt huyết, tán ứ, sát trùng và thường dùng chữa một số bệnh ngoài da
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY