Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Vì sao khi uống Thuốc Đông y cần kiêng một số thực phẩm?

Thuốc Đông y khi uống phải kiêng rất rất nhiều thứ. Vì sao phải kiêng như vậy, cần kiêng như thế nào cho đúng?

Thuốc Đông y có những loại nào?

Thuốc Đông y chia làm ba loại chính:

Loại 1: Thuốc bắc là loại thảo dược được trồng trên đất Bắc (Trung Quốc) rồi mua về Việt Nam làm Thuốc.

Loại 2: Giống của Trung Quốc nhưng mang về Việt Nam trồng và thu hoạch làm Thuốc gọi là bắc di thực. Loại này hiện nay chiếm khá nhiều do các viện dược liệu Hà Nội và các trung tâm giống vật nuôi cây trồng trồng và thu hái.

Loại 3: Thuốc mọc tự nhiên hay do người Việt trồng và thu hái, loại này cũng chiếm phổ biến nhưng không nhiều các thầy Thuốc sử dụng vì đa phần chưa biết hết tác dụng của nó. Gần đây phong trào “Nam dược trị nam nhân dần dần được phục hồi và phát huy”.

Khi uống Thuốc Đông y phải kiêng những gì?

Cần tránh dùng thục địa với rau muống.

Theo quan điểm của tôi và có tham khảo một số sách y văn trước đây thì chia ra làm hai loại kiêng khi dùng Thuốc Đông y:

Kiêng vì vị Thuốc

 Là sự tương ố, tương phản giữa các vị Thuốc hay các vị Thuốc với thực phẩm ăn hằng ngày mà có tác dụng không tốt với nhau.

Ví dụ: Trong Thuốc có “Thục địa, sinh địa” thì cần phải kiêng rau muống vì trong rau muống có sắt phản ứng với thục địa và sinh địa làm chất độc có thể gây suy thận, độc hại với thận. Đây là lý do ngày xưa không dùng nồi sắt, đồng để đun Thuốc bắc, và người ta cứ hay nói uống Thuốc bắc mà ăn rau muống thì không được. Phần lớn các bài Thuốc bắc đều có thục địa hoặc sinh địa.

Hoặc trong Thuốc có nhân sâm thì cần kiêng củ cải hoặc các loại rau cải nói chung vì sâm và cải tương ố nhau, mất tác dụng bổ khí của nhân sâm. Hay Thuốc có vị cát căn không nên pha mật ong khi uống vì sinh ra độc tố có thể Tu vong.

Tránh dùng nhân sâm với củ cải.

Các bài Thuốc điều trị ôn ấm tiêu hóa không nên ăn các thức ăn sống, lạnh, tanh vì sẽ làm mất tác dụng của Thuốc ngược bệnh trong điều trị. Họ nhà ráy như củ chóc, bán hạ chế, củ khoai sọ có tác dụng trừ đờm nhưng khi uống, ăn dễ bị ngứa họng nên ta cho thêm gừng vào sẽ giải độc được chống ngứa, vậy nên khi nấu canh khoai sọ người ta hay cho thêm vài lát gừng ăn không bị ngứa họng …

Hoặc bài Thuốc có cao ban long, nhung hươu thì không ăn thịt chó…

Kiêng vì bệnh của người uống Thuốc

Cái này phổ biến hơn và cần nhớ rõ, thuộc lòng vì kể cả khi không uống Thuốc mà có bệnh thì vẫn nên hạn chế hoặc kiêng hẳn.

Cao ban long tránh dùng với thịt chó.

Ví dụ:

- Tăng huyết áp ăn giảm muối, chất kích thích, cà phê.

- Bệnh hô hấp kiêng hút Thuốc lào, Thuốc lá, thịt gà, thịt ếch, trứng, tôm, cua.

- Bệnh đau lưng kiêng rau rút, bầu, bí đao.

- Bệnh xương khớp nói chung kiêng măng, cà muối…

- Bệnh đường ruột kiêng các thức ăn tanh, sống, lạnh.

- Bệnh táo bón, viêm dạ dày không nên ăn các thức ăn cay nóng…

- Hoặc bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích kiêng uống cà phê, nước trà đặc…

- Các bệnh nhân mắc bệnh ung thư thì kiêng các động vật có nhiều chân nhỏ, có nhiều tay như con cua, cào cào, châu chấu, ốc, rết, ếch …

Trên đây là một số kiêng kị cơ bản khi uống Thuốc đông y chúng ta cần nắm rõ, hiểu rõ mới không mắc phải sai lầm …

Xem thêm: thời điểm uống Thuốc đông y hiệu quả

Kiêng kỵ trong ăn uống khi dùng Thuốc Đông y

ThS.BS. Nguyễn Quang Dương

((Phụ trách khoa Ung bướu Bệnh viện Tuệ Tĩnh))

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/vi-sao-khi-uong-thuoc-dong-y-can-kieng-mot-so-thuc-pham-n197438.html)
Từ khóa: thuốc đông y

Chủ đề liên quan:

thuốc đông y thuốc đông y

Tin cùng nội dung

  • Theo ThS. Bs Hoàng Khánh Toàn – Chủ nhiệm khoa Y học cổ truyền bệnh viện 108, An cung ngưu Hoàng Hoàn là một bài Thu*c rất quý trong Đông Y đã có từ hàng ngàn năm nay. Nếu sản xuất chuẩn, chỉ định đúng, sử dụng đúng thì sẽ đem lại hiệu quả tốt.
  • Bệnh sâu răng xảy ra phổ biến ở trẻ em. Những người không giữ vệ sinh răng miệng tốt cũng dễ bị sâu răng.
  • Khi sự tiêu hóa bị rối loạn như đầy bụng, khó tiêu, ăn không thấy ngon... người ta thường tìm đến các Thuốc hỗ trợ tiêu hóa. Vậy đó là những Thuốc nào và hiệu quả của chúng đến đâu?
  • Một vài thay đổi nho nhỏ cũng giúp bạn làm giảm nguy cơ chảy máu khi dùng warfarin: dùng bàn chải đánh răng mềm...
  • Bệnh cảm cúm theo mùa do virut gây ra. Bệnh thường lành tính và tự khỏi trong vòng 7 ngày. Tuy nhiên cũng cần chú ý tới các biến chứng nguy hiểm nếu cơ địa bệnh nhân yếu như viêm phổi, viêm tai xương chũm..., nhất là ở trẻ em và người cao tuổi.
  • Việc tin tưởng mù quáng vào các loại thảo dược và chế phẩm bổ sung ăn uống có thể gây hại cho cơ thể nhiều hơn là có lợi.
  • Gừng có tác dụng vô cùng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý khi sử dụng loại thực phẩm này. Dưới đây là 5 điều cần lưu ý khi sử dụng gừng.
  • Thời tiết ẩm ương của mùa đông miền bắc rất dễ khiến người lớn, trẻ nhỏ bị viêm họng và ho. Hãy tham khảo các cách chữa ho dân gian dễ làm dưới đây nhé.
  • Thuốc Ðông y thường gồm nhiều vị Thuốc phối hợp với nhau trong một bài Thuốc theo nguyên tắc “Quân, thần, tá, sứ” để điều trị bệnh trên nguyên lý lập lại cân bằng âm dương.
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY