Tức giận là triệu chứng thường gặp và đó là phản xạ bình thường ở mỗi con người chúng ta, tuy nhiên việc thường xuyên tức giận sẽ gây ra nhiều tác hại không tưởng. Hãy cùng điểm danh những tác hại của việc tức giận đối với cơ thể của chúng ta.
1. Tổn thương gan
Khi bạn tức giận, cơ thể sẽ bài tiết ra một loại chất được gọi là “catecholamine”, chất này sẽ tác dụng với hệ thống thần kinh trung ương, làm cho đường huyết tăng lên cao, tăng cường acid béo phân giải, độc tố trong tế bào gan và huyết dịch cũng theo đó mà tăng lên.
Khi bạn tức giận làm tăng độc tố trong tế bào gan |
Khuyến nghị: Khi tức giận, bạn nên uống một cốc nước. Nước có thể thúc đẩy acid béo tự do trong cơ thể bài tiết ra ngoài, từ đó giảm bớt các độc tố trong cơ thể.
2. Viêm sắc tố
Khi tức giận, số lượng lớn huyết dịch sẽ chạy dồn về não bộ, vì vậy lượng ôxy trong huyết dịch sẽ giảm bớt, khiến độc tố tăng lên nhiều. Độc tố sẽ kích thích các mao mạch, lỗ chân lông, gây ra các chứng viêm xung quanh lỗ chân lông với nhiều mức độ khác nhau, từ đó xuất hiện hiện tượng viêm sắc tố.
Khi tức giận bạn cần hít thở thật sâu để điều tiết lại cơ thể |
Khuyến nghị: Khi gặp phải việc không vui, bạn có thể hít thở sâu, hai tay giơ ngang để điều tiết trạng thái của cơ thể, giúp độc tố đẩy hết ra ngoài.
3. Đẩy nhanh suy thoái tế bào não
Đại lượng huyết dịch chạy dồn về não, cũng sẽ làm cho áp lực của huyết quản não tăng lên khi bạn tức giận. Lúc này, trong huyết dịch sẽ hàm chứa độc tố nhiều nhất, ôxy ít nhất, không khác gì một “vị thuốc độc” cho não của bạn.
Khuyến nghị: Gặp phải việc không vui bạn cần phải hít sâu thở mạnh, điều tiết trạng thái của cơ thể, đưa độc tố đẩy ra ngoài.
4. Viêm loét dạ dày
Tức giận sẽ làm cho thần kinh giao cảm trở nên hưng phấn và trực tiếp tác dụng vào tim cũng như trên huyết quản, làm cho lưu lượng máu trong dạ dày và đường ruột giảm thấp, nhu động chậm, ăn uống kém, có thể còn gây ra viêm loét dạ dày.
Khuyến nghị: Mỗi ngày nên mát-xa nhiều phần dạ dày để có thể giảm nhẹ triệu chứng.
5. Cơ tim thiếu ôxy
Đại lượng huyết dịch chảy về đại não, sẽ làm cho huyết dịch cung ứng cho tim giảm bớt, từ đó dẫn đến cơ tim thiếu ôxy. Tim để đáp ứng được nhu cầu cơ thể, chỉ có cách làm việc nhiều lần lên, từ đó làm cho nhịp tim không đập một cách nhịp nhàng.
Khuyến nghị: Cố gắng luôn mỉm cười và hãy nhớ lại những việc vui vẻ, có thể làm cho tim đập khôi phục lại nhịp, làm cho huyết dịch lưu động đều đặn hơn.
6. Gây ra cường giáp
Tức giận làm cho hệ thống nội bài tiết bị rối loạn, làm tăng hormone tuyến giáp trạng bài tiết, nếu kéo dài sẽ gây ra cường giáp.
Khuyến nghị: Ngồi xuống thư giãn, nhắm mắt lại và hít thở sâu.
Cần có các giải pháp khắc chế cơn tức giận |
Một số mẹo giúp bạn kiểm soát cơn giận của mình Thay vì nhận xét một tình huống là “tồi tệ hoặc khủng khiếp” thì bạn chỉ nên nói với chính bản thân mình rằng “điều này thật khó chịu” để giảm bớt sự căng thẳng. Tránh thái độ tiêu cực, khó chịu như: “Tôi không thể chịu được việc này”, hãy thử thực tế hơn với suy nghĩ: “Tôi không thích việc này cho lắm”. Tránh xa những suy nghĩ rằng ai đó “nên” hay “phải” hành động khác. Việc dùng những câu như “Tôi muốn cô ấy sẽ hành động khác đi” sẽ là một lựa chọn tốt hơn trong việc này. |
Nếu bạn là một người dễ dàng thể hiện những cảm xúc tiêu cực, bạn nên đến gặp bác sĩ tâm lý hoặc tìm cho mình một giải pháp tự rèn luyện để tránh những tác hại của việc tức giận ảnh hưởng tới cơ thể. Hãy học cách bày tỏ sự tức giận một cách thích hợp, đó thực sự là một cách kiểm soát cơn giận hiệu quả.
Khuyên Vũ
Theo Tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: