Có lẽ bạn chẳng bao giờ nghĩ rằng tức giận sinh bệnh chết người, có thể bạn chỉ coi đó là những cảm xúc nhất thời sẽ nhanh chóng qua đi. Nhưng có một sự thật mà các nhà khoa học cảnh báo rằng, tức giận có thể giết người. Khi trong bạn đang bùng phát một nỗi bực bội hoặc tức giận có thể làm cho bạn gặp các nguy cơ bệnh lý sau.
1. Bệnh tim mạch
Các trạng thái cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như nóng giận có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với các bệnh tim mạch.
Tức giận làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch |
Trên tạp chí Circulaiton, một nghiên cứu cho thấy khi một người khi gặp tức giận ở mức độ tột cùng sẽ có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành cao gấp 2 lần, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao gần gấp 3 lần so với những người nóng giận ở mức độ thấp.
2. Các vấn đề tiêu hóa
Sự giận dữ sẽ ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận của hệ thống tiêu hóa. Tâm trạng tực giận kích hoạt trạng thái "sẵn sàng chiến đấu cao" của con người ở hệ thần kinh trung ương.
Hệ thần kinh trung ương giảm bớt lưu lượng máu xuống các khu vực tiêu hóa, tăng cường năng lượng đến vùng não bộ và cơ bắp để bảo vệ cơ thể làm cho hệ tiêu hóa có thể bị ảnh hưởng.
3. Tăng huyết áp
Khi chúng ta trở lên tức giận, huyết áp sẽ tăng cao để chuẩn bị đối phó với những nguy cơ mà cơ thể có thể gặp phải. Nếu như trong thời gian dài, bạn luôn cảm thấy "sôi máu", lúc nào tâm trạng cũng tức giận thì nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp và bệnh tim mạch sẽ tăng cao.
Mỗi khi rơi vào trạng thái bực bội, nóng giận, cơ thể sẽ sản sinh ra một loại hormone catecholamine, nó sẽ tác động mạnh mẽ đến hệ thống thần kinh.
Tức giận làm tổn thương nội tạng trong cơ thể |
Điều này sẽ khiến chỉ số đường huyết tăng cao, mức độ phân giải acid béo nhiều hơn, kéo theo huyết dịch và độc tố trong gan tăng lên. Thêm vào đó, cơn tức giận khiến cho thở gấp gáp hơn, nhịp hô hấp tăng lên.
Sự tăng hô hấp đột ngột và nhanh chóng này gây cho phổi bị dồn ép không khí bất ngờ. Phổi chưa kịp thích ứng để có độ co nở kịp thời, vô tình sẽ gây tổn thương lớn đến các tế bào của phổi.
5. Đe dọa hệ thống miễn dịch
Khi trong bạn đang “sôi máu”, não sẽ “ra lệnh” cho cơ thể tạo ra cortisol (sinh ra bởi cholesterol). Thường xuyên trong trạng thái tức giận khiến lượng cortisol tăng lên nhiều lần, tích tụ lại gây tác hại đên hệ thống miễn dịch trong cơ thể.
6. Phòng tránh và kiểm soát cơn tức giận
Hít thở thật sâu
Khi bạn hít thở thật sâu sẽ hạ nhiệt cơn tức giận của bạn xuống. Điều này giúp điều hòa nhịp thở, lượng máu, oxy lưu thông phân phối đến các cơ quan phổi, não và tim một cách hài hoà, tránh bị sốc. Khi các chức năng của từng bộ phận trên hoạt động bình thường, nhịp nhàng lại với nhau, cơn tức giận của bạn sẽ từ từ biến mất.
Học cách phòng tránh và kiểm soát cơn tức giận giúp bạn vui vẻ khỏe mạnh |
Đếm từ 1 đến 10
Nếu bạn đang trong “cơn thịnh nộ”, hãy giải phóng mình bằng cách đi bộ, hít thở thật sâu rồi đếm từ 1 đến 10. Tập trung vào việc khác khiến bạn quên mất đi cơn tức giận, trấn an tinh thần bình tĩnh lại.
Ra ngoài đi dạo
Những khi tức giận đang bao phủ tâm trí bạn, bạn thấy không gian xung quanh bí bách, ngột ngạt. Nếu cứ ở nguyên một chỗ và nghĩ đến nó, bạn lại càng thấy khó chịu hơn. Đi dạo ra ngoài để hít thở không khí trong lành, thoáng đãng giúp bạn tiếp nhận luồng không khí mới, bạn sẽ cảm thấy bình tĩnh trở lại.
Chia sẻ với bạn bè, người thân
Những người bạn tin tưởng, bạn bè thân thiết là nơi bạn có thể chia sẻ mọi điều từ niềm vui nỗi buồn và cả nỗi bực tức nữa. Khi nói ra, bạn sẽ thấy thoải mái hơn. Họ sẽ là người đứng bên ngoài cho bạn những lời khuyên hữu ích, những nhìn nhận khách quan để giúp bạn giải tỏa phần nào những khúc mắc và những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy tức giận.
Tức giận sinh bệnh chết người, điều này thật sự sẽ sảy ra nếu như bạn luôn mang trong mình những bực bội, khó chịu. Hãy học cách phòng tránh và kiểm soát sự tức giận để cuộc sống của bạn tràn ngập nhiều niềm vui và hạnh phúc.
Khuyên Vũ
Theo Tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: